Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

​​​​​​​Làm thế nào để điều trị chốc lở ở trẻ em?

Ngày 30/07/2022
Kích thước chữ

Điều trị chốc lở ở trẻ em như thế nào? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Dưới đây là những cách điều trị đơn giản, hiệu quả mà bạn đọc không nên bỏ qua.

Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn tấn công, gây nên các vết loét trên da. Bệnh chốc lở có thể lây trực tiếp từ người này sang người kia hoặc lan sang những vùng da lành. Mời bạn tìm hiểu bài viết sau để tìm hiểu cách điều trị chốc lở ở trẻ em.

Những triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ em 

Bệnh chốc lở ở trẻ tồn tại dưới hai dạng chính là: Dạng có bọng nước và dạng không bọng nước.

Bệnh chốc lở có bọng nước

Tình trạng này thường do vi khuẩn tụ cầu gây nên, với một số biểu hiện điển hình như:

  • Bệnh bắt đầu với vùng dát đỏ có đường kính khoảng 0.5 - 1cm, sau đó phồng lên, hình thành các bọng nước trên da. 
  • Sau khoảng 2 - 3 ngày, bọng nước sẽ chín có màu mủ đục hoặc ngà ngà vàng được bao bọc bởi các quầng đỏ. 
  • Đến khoảng 4 - 5 ngày từ khi xuất hiện, bọng nước sẽ vỡ ra, tiết ra các chất dịch vàng nâu. Trường hợp các dịch vỡ ra từ bọng nước nếu không được xử lý kịp thời, có thể sẽ lan sang các vùng da lân cận. Làm cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
​​​​​​​Làm thế nào để điều trị chốc lở ở trẻ em 1 Dấu hiệu ban đầu của bệnh chốc lở

Chốc lở bọng nước thường xuất hiện ở những vùng da mặt, lòng bàn tay, bàn chân, da đầu… Một số trường hợp bệnh gây sốt, viêm hạch lân cận cho trẻ nhỏ.

Bệnh chốc lở không có bọng nước

Bệnh do liên cầu tan huyết nhóm A gây nên. Chốc lở không có bọng nước khác ở chỗ: Những mụn nước hình thành, dập vỡ nhanh chóng trên da và tiết dịch ướt. Không để lại các bọng nước lâu ngày. Tại những vùng da bị chốc lở xuất hiện ít vảy da ngoài viền, vảy chốc tiết dịch vàng, cùng với viền da tấy đỏ xung quanh. 

Chốc lở không bọng nước thường xuất hiện ở mặt, hốc mũi, dưới môi và cằm…

Điều trị chốc lở ở trẻ em như thế nào là hiệu quả?

Bệnh chốc lở có thể sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Để hạn chế tối đa những di căn của bệnh, các bạn có thể tham khảo một trong những phương pháp điều trị dưới đây:

Điều trị chốc lở ở trẻ bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc thường dùng khi trị bệnh chốc lở ở trẻ em:

Thuốc màu Milian, Castellani: Có khả năng diệt khuẩn và làm khô các vết thương. Sản phẩm thường được dùng đối với những tổn thương chốc lở ở giai đoạn đầu (lúc mới hình thành mụn nước, bọng nước).

Thuốc kháng sinh dạng mỡ: Gentamycin, Mupirocin, Neomycin, Acid fusidic có khả năng kháng viêm, chống lây lan hiệu quả. Có thể bôi thuốc 1 – 2 lần trong ngày với một lượng vừa đủ. 

​​​​​​​Làm thế nào để điều trị chốc lở ở trẻ em 2 Thuốc màu Milian hỗ trợ điều trị chốc lở ở trẻ

Lưu ý: Thuốc kháng sinh mỡ thường được dùng trong trường hợp vết thương khô, hoặc ít dịch. Không nên dùng thuốc cho các tổn thương nặng chảy nhiều dịch. 

Các loại thuốc có chứa kháng sinh và Corticoid nhẹ: Fucidin H, Neocortex, Fucicort… được sử dụng trong điều trị các vết loét do bệnh chốc lở gây nên. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về liều dùng của bác sĩ, vì loại thuốc này có các tác dụng phụ khá cao.

Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em bằng Đông y

Đông y là phương pháp điều trị với nguyên liệu chính từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ và khá an toàn cho người sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em như sau:

Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ bằng bài thuốc uống

Đối với bài thuốc này, bạn sẽ cần chuẩn bị: 8g hoàng sâm, 10g hoàng bá, 6g nhân sâm, 12g trúc diệp, 12g chi tử, 8g hoàng liên, 5g cam thảo, 12g ngạnh mễ, 10g bán hạ, 10g mạch môn, 8g thạch cao. Cho tất cả đem đi sắc với 600ml nước lọc. Đợi đến khi nước cạn còn khoảng 100ml, tắt bếp, đổ ra bát và uống khi thuốc còn ấm. 

Lưu ý, uống ngày 3 lần trước bữa ăn hoặc khi đi ngủ khoảng 30 phút. Sử dụng liên tục trong khoảng 10 ngày. Bài thuốc này giúp giảm ngứa ngáy, hạn chế kết mụn mủ, cải thiện tình trạng bệnh. 

Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ bằng bài thuốc bôi

Công dụng của thuốc bôi giúp ngưng tình trạng chảy dịch. Đồng thời, làm giảm thời gian lành vết thương, giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị đúng như mong đợi.

Để thực hiện, bạn cần có những nguyên liệu sau: 7 trái bồ kết khô, 1 củ gừng tươi, 20g lá chè xanh. Cho cả các nguyên liệu đun sôi với 30ml nước trong 3 phút. Để nguội, rồi đem nước vệ sinh vùng da bị chốc lở.

Sau khi bôi, bạn có thể kết hợp bột nghệ với bồ kết (3 quả bồ kết khô + 12g bột nghệ) để rắc lên vết thương, giúp nhanh kết vảy và ngừng chảy dịch.

Chữa bệnh chốc lở theo các phương thuốc dân gian

Một số mẹo dân gian đơn giản, giúp trị bệnh chốc lở cho trẻ như sau: 

Điều trị chốc lở ở trẻ bằng tỏi

​​​​​​​Làm thế nào để điều trị chốc lở ở trẻ em 3 Tỏi kháng viêm, điều trị vết loét hiệu quả

Tỏi được biết đến là vị thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng hiệu quả. Bạn chỉ cần đập dập 2 – 3 tép vào chảo, rang cùng 2 thìa dầu vừng (hoặc dầu lạc). Lọc lấy dầu rồi bôi lên vùng da bị chốc khoảng 2 lần/ngày. Tác dụng của tỏi sẽ giúp cho những vết loét mau khô hơn. 

Điều trị chốc lở bằng lá tía tô

Sử dụng khoảng 5 – 7 lá tía tô tươi, đem rửa sạch, vò nát rồi cho thêm chút muối vào đun sôi với 200ml nước. Sử dụng nước tía tô đã đun để rửa vùng da bị chốc lở, giúp rút ngắn thời gian điều trị vết thương.

Những phương pháp điều trị chốc lở ở trẻ em trên được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả. Hy vọng, qua đây giúp bạn biết thêm những phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ nhé.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm