Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Làm thế nào để ngăn hói đầu sớm, bạn đã biết chưa?

Ngày 21/12/2020
Kích thước chữ

Hói đầu sớm là điều không một ai mong muốn. Có nhiều nguyên nhân gây hói đầu sớm. Vậy bạn đã biết cách ngăn chặn điều này chưa?

Không phải ngẫu nhiên mà các cụ lại có câu: "Cái răng cái tóc là gốc con người". Một mái tóc đẹp, phù hợp với gương mặt không chỉ giúp nâng tầm nhan sắc mà còn là vũ khí bí mật làm nên sự tự tin. Tuy nhiên bệnh hói đầu luôn là loại bệnh mà nam giới thường hay mắc phải. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới ngoại hình, sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Vậy làm thế nào để ngăn hói đầu sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này.

Nguyên nhân gây hói đầu

Hói đầu là bệnh lý xảy ra phổ biến ở nam giới. Bệnh lý này khiến tóc rụng nhiều, da đầu trống trơn. Gây tác động tiêu cực cho người bệnh.

Hói đầu hay gặp ở nam giới

Hói đầu hay gặp ở nam giới.

Những nguyên nhân phổ biến gây hói đầu:

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh hói đầu thì con cái sinh ra có nguy cơ bị hói rất cao. Hói đầu do di truyền đa phần chỉ có nam giới mắc phải. Nữ giới thường chỉ rụng nhiều tóc dẫn đến thưa tóc lộ mảng trắng da đầu chứ hiếm bị hói như đàn ông.
  • Do thuốc: Sử dụng thuốc chữa ung thư, hóa xạ trị, thuốc tránh thai, thuốc chứa nhiều vitamin A, thuốc chống suy nhược, thuốc trị bệnh gout,.. đều gây lên hói đầu.
  • Do chất dinh dưỡng: Cơ thể thiếu sắt, omega-3, biotin, protein… sẽ khiến tóc rụng nhiều.
  • Do bệnh: Mắc phải những bệnh như thiếu máu, cường giáp, suy giáp, nấm, buồng trứng đa nang đều sẽ làm cho tóc rụng nhiều hơn so với bình thường.
  • Do thói quen không lành mạnh: Hút thuốc; để tóc ướt đi ngủ; đội mũ quá nhiều; gội đầu sai cách; dùng các loại dầu gội, dầu xả kém chất lượng; tật nhổ tóc bạc, tóc ngứa; buộc tóc quá chặt; sử dụng máy sấy quá nóng; lạm dụng uốn, nhuộm, tạo kiểu tóc quá mức…
  • Do rối loạn nội tiết: Điều này xảy ra khi tóc không nhận đủ dinh dưỡng do sự mất cân bằng của DHT và testosterone
  • Do căng thẳng quá mức trong khoảng thời gian dài: Việc stress khiến cơ thể sản sinh các hoocmon đặc biệt, làm quá trình luân chuyển máu bị rối loạn. Gây lên tình trạng hói đầu.

Dấu hiệu của bệnh hói đầu

Có những dấu hiệu để phát hiện sớm tình trạng hói đầu xảy ra. Bạn có thể chú ý những dấu hiểu sau đây:

  • Tóc đột nhiên rụng nhiều trong thời gian dài.
  • Da đầu đỏ rát, ngứa ngáy, khó chịu.
  • Tóc mọc ít hoặc không mọc.

Tóc ít mọc hẳn đi khi bị hói

Tóc ít mọc hẳn đi khi bị hói.

Biện pháp ngăn hói đầu sớm

Những biện pháp có thể ngăn chặn được biểu hiện hói đầu sớm. Bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:

Sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên: như dầu dừa, dầu bưởi, dầu oliu, bơ, hạt hạnh nhân, nha đam, nước ép hành tây hoặc nước ép tỏi để ủ trực tiếp lên da đầu trong 30 phút trước khi gội đầu. Các nguyên liệu này có tác dụng kích thích mọc tóc, thậm chí là cả lông mày, lông mi.

Không lạm dụng nhuộm, uốn, duỗi tóc quá mức.

Chế độ ăn uống lành mạnh nên ăn theo chế độ khoa học sau đây:

  • Uống đủ nước lượng nước cần thiết trong ngày. 
  • Ăn nhiều nhóm thực phẩm dồi dào sắt, kẽm như: hải sản, hàu biển, sò, thịt bò…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 như: các loại cá, đặc biệt là cá hồi
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa magie như: hạt bí ngô, chuối, chocolate…
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể như vitamin A, E (có trong quả cam, xoài, đu đủ, kiwi, cà chua, hạt dẻ, giá đỗ…). Ngoài ra vitamin B2, B5, C, H… cũng giúp tóc chắc khỏe.
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như: trứng, sữa, thịt, đậu nành, hạnh nhân, các loại cá, tôm,…
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả như: dâu tây, rau bina…
  • Hạt óc chó và hạt hạnh nhân có hàm lượng biotin, omega cũng giúp nuôi dưỡng da đầu và củng cố chân tóc khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu kẽm hạn chế hói đầu sớm

Thực phẩm giàu kẽm hạn chế hói đầu sớm.

Không nên ăn nhiều:

  • Đồ ngọt: nước có ga, bánh, kẹo…
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh…
  • Sinh hoạt lành mạnh kết hợp tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe.

Loại bỏ, tránh xa những tác nhân gây hại cho tóc: như nguồn nước bẩn, khói bụi bận hay ánh nắng trực tiếp.

Ngủ đủ giấc, tránh stress, không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.

Chọn loại dầu gội, dầu xả phù hợp, nếu gội đầu thấy ngứa hay bất kì triệu chứng kích ứng nào khác thì phải ngừng sử dụng ngay lập tức.

Không gội đầu quá thường xuyên vì hành động này sẽ lấy hết các dưỡng chất cần thiết để bảo vệ da đầu. Cũng không nên quá lười gội đầu vì việc này sẽ khiến da đầu bị bít lỗ chân lông, gây viêm da đầu. Tốt nhất chỉ nên gội đầu từ 2-3 lần/tuần. Khi gội gãi nhẹ nhàng vừa đủ, không gãi quá mạnh gây tổn thương da đầu. 

Chải tóc đúng cách: Chải ngược hướng tóc chứ đừng chải xuôi theo chiều rủ xuống của tóc. Việc làm này giúp kích thích da đầu, thúc đẩy tuần hoàn và không làm hư tóc.

Không đi ngủ khi tóc còn ướt.

Cấy tóc: Sử dụng tới công nghệ hiện đại như cấy tóc.

Nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ: Những người có chuyên môn sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả, có thể bằng cả thuốc Đông Y và Tây Y. Một số dòng thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh hói là: Thuốc chứa Minoxidil, Finasteride (Propecia), Corticosteroid dạng tiêm…

Ai ai cũng muốn có một mái tóc đẹp, dày và chắc khỏe. Mong rằng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn. Hói đầu tuy là loại bệnh không nguy hại cho sức khỏe nhưng lại có tác động tiêu cực đến tinh thần của người bệnh. Hãy tự tập cho mình những thói quen tốt từ bây giờ!

Lâm Khuê

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin