Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khủng hoảng tiền hôn nhân có thể gây ra tình trạng hoang mang, mệt mỏi, nghi ngờ vào tình yêu và dễ khiến mối quan hệ của hai người rạn nứt. Vậy làm thế nào để vượt qua khủng hoảng tiền hôn nhân?
Khủng hoảng tiền hôn nhân là tình trạng một trong hai người bỗng nhiên xuất hiện trạng thái tiêu cực, luôn bực dọc, mệt mỏi, khó chịu, lo lắng, bất an khiến mối quan hệ của cả hai xuất hiện nhiều bất đồng, cãi vã.
Bạn hãy thử kiểm tra xem mình có xuất hiện những dấu hiệu của khủng hoảng tiền hôn nhân không nhé!
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tiền hôn nhân có thể đến từ nhiều yếu tố. Bạn hãy thử xem tình trạng của mình đến từ yếu tố nào để từ đó tìm được cách khắc phục phù hợp nhé!
Theo các chuyên gia tâm lý, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng tiền hôn nhân là tâm lý chưa sẵn sàng.
Nhiều trường hợp, hai bên quyết định kết hôn quá đột ngột hoặc bị gia đình thúc ép kết hợp sớm để hợp năm, hợp tuổi. Lúc này, một trong hai hoặc cả hai người vẫn còn ước mơ và các dự định dang dở, chưa thực hiện được, cũng như chưa trong trạng thái sẵn sàng kết hôn. Những điều này dễ khiến nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, khiến người trong cuộc trở nên khó chịu, khổ sở hơn là hạnh phúc.
Nguyên nhân thứ hai của khủng hoảng tiền hôn nhân chính là việc một trong hai bên phải ôm đồm và gánh vác quá nhiều việc để chuẩn bị đám cưới, trong khi bên còn lại vẫn vô tư chơi bời, không có động thái giúp đỡ. Dần dần những bực tức dồn nén làm phát sinh những bất đồng, cãi vã.
Áp lực về việc sinh con, nhất là phải sinh con trai nối dõi dường như là vấn đề mà cặp vợ chồng nào cũng phải đối mặt. Điều này khiến các cô dâu mới bị áp lực đè nặng, lo lắng không sinh được con trai cho nhà chồng.
Sau khi kết hôn, các cặp đôi sẽ bước vào một bước ngoặt lớn của cuộc đời, phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn trong cuộc sống. Chung sống chung một mái nhà, chắc chắn việc cãi vã, xô xát giữa 2 vợ chồng hay giữa bố mẹ chồng với con dâu là điều gần như không thể tránh khỏi. Những nỗi lo lắng này dần dần có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới tâm trạng.
Những áp lực về việc cân bằng giữa công việc với gia đình cũng là một trong số các nguyên nhân khiến cho nhiều chị em xuất hiện các cơn trầm cảm trước khi kết hôn.
Theo các chuyên gia, để tránh hoặc chấm dứt tình trạng khủng hoảng tiền hôn nhân, điều quan trọng nhất đó là cả hai người đều phải tự nguyện và có tâm lý sẵn sàng bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời. Bên cạnh đó, khi bản thân xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực, hãy thẳng thắn trao đổi với người bạn đời của mình để cùng tìm ra cách giải quyết. Đừng cố “vùng vẫy” trong mớ bòng bong để rồi đưa ra những quyết định sai lầm.
Thứ hai đó là bạn hãy tận hưởng nốt cuộc sống trước kết hôn và làm những điều mình mong muốn mà vẫn chưa thực hiện được để giải toả những lo lắng, áp lực về tinh thần. Ngoài ra, cũng có thể đến các spa, sử dụng các liệu pháp thư giãn hay tập luyện yoga, ngồi thiền để giải toả stress.
Thứ ba, đừng giấu những phiền muộn ở trong lòng mà hãy tâm sự với những người bạn thân để bản thân có thể kiểm soát được những cảm xúc tiêu cực và có được những lời khuyên chất lượng từ những người đi trước.
Cuối cùng, hãy tiếp nhận những cảm xúc “thất thường” đó với tâm thái nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Nếu những sự khó chịu kéo đến, cố gắng đừng làm quá mọi chuyện, đẩy mọi thứ đi quá xa để dẫn tới những lời nói, hành động gây tổn thương lẫn nhau.
Bên cạnh những biện pháp giải quyết khủng hoảng tiền hôn nhân ở trên, các cặp đôi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân có thể tham gia các lớp học tâm lý do các chuyên gia uy tín giảng dạy để chuẩn bị một tinh thần tốt nhất, một tâm lý sẵn sàng bước qua những cảm xúc khó chịu, những cơn trầm cảm trước hôn nhân để có được những giây phút chuẩn bị đám cưới thật vui vẻ và hạnh phúc.
Khủng hoảng tiền hôn nhân được xem như là giai đoạn để cả hai cùng nhìn nhận về mối quan hệ hiện tại. Nếu bản thân bạn vẫn mong muốn được đồng hành với người ấy những năm tháng tiếp theo của cuộc đời, hãy gạt bỏ những cảm xúc chông chênh và nhìn vào những mặt tích cực nhé. Đồng thời hãy coi khủng hoảng tiền hôn nhân như một thử thách để tình yêu của cả hai thêm bền chặt.
Hy vọng rằng những thông tin được trình bày trên đây sẽ giúp ích cho những cặp đôi đang chuẩn bị bước vào giai đoạn quan trọng kế tiếp của cuộc đời mình.
Tú Anh
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com, vinmec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...