Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc lấy cao răng định kỳ là một trong những cách giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vậy lấy cao răng có đau không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Lấy cao răng là một trong những cách để giúp các bạn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho khoang miệng. Tuy nhiên, lấy cao răng có đau không là vấn đề nhiều người cảm thấy lo lắng và thắc mắc. Để có câu trả lời cho vấn đề này hãy theo dõi bài viết mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây.
Cao răng là tình trạng mà bất cứ ai cũng gặp phải. Đây là môi trường tiềm ẩn cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Khi chúng tích cụ và sinh sôi sẽ gây ra tình trạng viêm gây hại cho răng và lợi. Viêm răng có thể dẫn tới tiêu xương và ảnh hưởng tới vùng nướu khiến răng mất đi chỗ bám và vùng bảo vệ xung quanh không hoạt động tốt, người bệnh sẽ bị ê buốt và khó chịu. Lấy cao răng sẽ hạn chế tình trạng này hiệu quả. Việc lấy cao răng định kỳ là một trong những cách giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Chiều dài răng của con người là không thay đổi. Cho nên khi có tình trạng tiêu xương ở răng thì độ dài chân răng sẽ ngắn lại dẫn tới tình trạng răng dễ bị gãy và lung lay. Chính vì thế việc lấy cao răng sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
Tiêu xương sinh lý là quá trình cơ thể phải trải qua theo thời gian. Vì thế, để giúp duy trì xương ở mức ổn định là rất quan trọng. Việc lấy cao răng sẽ giúp xương răng phát triển bình bình thường.
Việc lấy cao răng có đau không là vấn đề mà không ít người lo lắng và cảm thấy thắc mắc. Tuy nhiên, việc lấy cao răng có đau hay không sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như:
Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của việc lấy cao răng có đau không chính là sức khỏe răng miệng của mỗi người. Nếu bạn có tình trạng sức khỏe răng miệng tốt và không gặp vấn đề bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu thì việc lấy cao răng thực sự khá nhẹ nhàng và không gây đau đớn. Với những người gặp vấn đề răng miệng thì chắc chắn cảm giác ê buốt và khó chịu sẽ nhiều hơn.
Mức độ vôi răng của mỗi người sẽ là yếu tố quyết định việc lấy cao răng có đau hay không. Cao răng nằm ở thân răng có thể nhìn thấy được dễ dàng bằng mắt thường. Thường thì việc lấy cao răng chỉ mất khoảng thời gian từ 15 - 30 phút.
Với những người có vôi răng lắng đọng và bám chặt dưới nướu gây viêm, sưng nướu thì khi thực hiện lấy cao răng sẽ có tình trạng ê buốt. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng vì cảm giác này sẽ nhanh chóng quá đi sau 1 đến 2 ngày, cũng như không ảnh hưởng tới khả năng nhai của răng.
Một điều nữa ảnh hưởng tới việc lấy cao răng có đau hay không chính là ở bác sĩ thực hiện kỹ thuật này. Nếu bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm và sử dụng các dụng cụ thành thạo thì việc lấy cao răng sẽ thực hiện khá nhanh chóng và không gây cảm giác đau. Nếu bác sĩ không có kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật này thì bạn ít nhiều sẽ có cảm giác khó chịu hơn.
Tuy nhiên, hiện nay với các dụng cụ và kỹ thuật lấy cao răng tiến bộ hơn thì phần nhiều sẽ không gây ra cảm giác đau và khó chịu cho người bệnh. Kỹ thuật cạo vôi răng cũng không gây ra tổn thương cho các bộ phận xung quanh.
Ngoài thắc mắc lấy cao răng có đau không thì nhiều người lo lắng lấy cao răng xong có ăn uống bình thường hay không? Bạn hoàn toàn có thể ăn uống ngay sau khi lấy cao răng.
Hiện nay, kỹ thuật thực hiện nhanh chóng cũng như không gây ra những tổn thương, ê buốt cho răng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Nhưng để đảm bảo cho sức khỏe của răng và nướu sau khi lấy cao răng bạn cũng nên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai. Vì sau khi lấy cao răng, thì răng sẽ khá nhạy cảm vì bị tác động do đó cần chú ý việc ăn uống nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh.
Một số thực phẩm các bạn nên tránh sau khi lấy cao răng như:
Bài viết chia sẻ cho các bạn về việc lấy cao răng có đau không, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc. Các bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.