Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Ngày 28/06/2022
Kích thước chữ

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là một bệnh khá nguy hiểm. Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động vùng cơ mặt, tâm lý, giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, không phân biệt nam, nữ và không có tính lây truyền.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên còn có tên gọi là liệt Bell hoặc liệt nửa mặt, méo miệng. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ có nhiều di chứng nặng nề.

Dây thần kinh số 7 và bệnh liệt mặt ngoại biên

Dây thần kinh số 7 có nhiệm vụ quan trọng đảm nhiệm khả năng vận động của các cơ bám da mặt, xương bàn đạp ở tai giữa, cơ bám da cổ.

Ngoài ra nó còn chi phối hoạt động bài tiết của tuyến dưới hàm, các tuyến nước mắt, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi. Dây thần kinh số 7 cũng nhận thêm khả năng vị giác ở 2/3 khu vực trước lưỡi và cảm giác nông vùng ống tai ngoài, cảm giác vòm miệng và vùng da nhỏ phía sau vành tai.

Thế nào là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có xu hướng nhiều hơn so với liệt thần kinh 7 trung ương

Liệt dây thần kinh số 7 hiện nay có hai dạng đó là: Liệt thần kinh 7 ngoại biên và liệt thần kinh 7 trung ương. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Bệnh còn được gọi là liệt mặt ngoại biên, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, trái ngược với bệnh liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến khu vực não.

Nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Dây thần kinh mặt là bộ phận có đường đi phức tạp bắt nguồn từ hệ thống thần kinh trung ương đi qua xương thái dương và tuyến mang tai. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 có dấu hiệu bị chèn ép và gây sưng viêm. Dưới đây là ghi nhận nguyên nhân chủ yếu dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

  • Khi dây thần kinh bị nhiễm lạnh: Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt tràn vào từ bên ngoài khiến mạch máu bị co thắt lại. Gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và bị liệt.
  • Bị nhiễm virus cảm cúm: Khi nhiễm độc tố từ virus cảm cúm sẽ gây ra những ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền của dây thần kinh số 7 khiến nó bị sưng phù và bị liệt.
  • Bị Zona hạch gối: Tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai làm giảm cảm giác cơ mặt, gây liệt mặt ngoại vi, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, nghe kém, tê lưỡi, ù tai…
  • Ảnh hưởng từ các chấn thương, viêm tai, khối u trong xương đá, phẫu thuật vùng tai, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt rất dễ dẫn đến bị liệt dây thần kinh số 7.
  • Các bệnh ở nền s và vòm họng như: U dây thần kinh số 7, U vòm họng, tụ máu nền sọ,... dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Thế nào là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Khi dây thần kinh bị nhiễm lạnh rất dễ gây ra liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Biểu hiện của bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên 

Bệnh nhân khi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên sẽ có những biểu hiện đặc thù dưới đây:

  • Mặt bị xệ, mất nếp nhăn, cứng, bị bất động một cách bất thường.
  • Miệng lệch sang một bên, méo mồm.
  • Mất khả năng chu môi, nhăn trán, phồng má.
  • Quá trình ăn uống bị ảnh hưởng rất khó khăn, hay trào ra ngoài, vị giác kém đi.
  • Cười nói khó khăn.
  • Đau nhức vùng đầu, tai trong, đau khu vực sau hoặc trước tai.
  • Yếu hoặc cứng, hay bị rũ một bên của khuôn mặt, đặc biệt là ở vùng góc của miệng.
  • Không thể nhắm mắt kín hay mở lớn cả khi ngủ.
  • Nhân trung lệch phía bên liệt.
  • Số lượng nước bọt ở miệng bị thay đổi.
  • Nghe lớn âm thanh ở một phía bên tai.

Thế nào là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Nhân trung lệch phía bên liệt là biểu hiện của bệnh nhân  liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên 

Biến chứng của bệnh

Bệnh liệt dây thần kinh số 7 nếu không được điều trị có thể gây ra các di chứng nặng nề như:

  • Các biến chứng về mắt: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, lộn mí, loét giác mạc… Bạn có thể phòng tránh bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính,...
  • Co thắt khu vực nửa mặt sau liệt mặt: Thường gặp ở các thể nặng do ảnh hưởng từ tổn thương dây thần kinh.
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: Đây là biến chứng hiếm gặp, biểu hiện là bị chảy nước mắt trong lúc ăn.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có điều trị được không?

Các trường hợp bị nhẹ bệnh nhân có thể hồi phục từ 2 - 6 tuần hoặc có thể nhanh hơn. Các trường hợp Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nặng  cần thời gian phục hồi lâu hơn, đôi khi có thể để lại di chứng.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp được dùng để điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa. Dựa theo tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị thích hợp nhất.

Thế nào là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Điều trị nội khoa và ngoại khoa được áp dụng dựa vào tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Điều trị nội khoa

Để đạt hiệu quả tối đa khi điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7. Cần phối hợp sử dụng các nhóm thuốc và áp dụng kết hợp các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc.

Dùng thuốc: Các loại thuốc thường được sử dụng sẽ thuộc nhóm kháng viêm dây thần kinh, giãn mạch và các vitamin nhóm B. Cần chú ý điều trị sớm nếu không muốn dẫn đến thoái hóa dây thần kinh.

Các biện pháp không dùng thuốc:

  • Áp dụng biện pháp y học cổ truyền: Châm cứu, điện, bấm huyệt. Cần tránh gây ra kích thích quá mức vì sẽ khiến co cứng cơ mặt.
  • Sử dụng vật lý trị liệu: Hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung dòng xung kích thích hoặc xoa bóp.

Điều trị ngoại khoa

Nhiều trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Mục đích để loại trừ nguyên nhân gây bệnh như: Áp xe não, mổ u não, loại khối máu tụ hoặc để giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép.

Việc bạn cần làm là hiểu rõ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là gì? Từ đó nhận biết được sớm các dấu hiệu của bệnh để có phương án thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh có thể điều trị  với phương pháp phù hợp nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin