Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Viêm dây thần kinh - Thông tin chi tiết, cách phòng và điều trị bệnh

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm dây thần kinh là một tình trạng các dây thần kinh bị viêm do một nguyên nhân nào đó. Viêm dây thần kinh là một bệnh lý nghe khá lạ nhưng lại gặp nhiều trong cộng đồng nhưng chưa được nhận thức rõ ràng. Vì các triệu chứng của viêm dây thần kinh không đặc hiệu cho từng nguyên nhân, nên trước tiên có thể phải xem xét các điều tra chẩn đoán khác nhau. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Viêm dây thần kinh là gì? 

Tế bào thần kinh có vai trò kiểm soát tất cả các cảm giác và chuyển động trong cơ thể. Nhiều tế bào thần kinh được bó lại với nhau để tạo thành một dây thần kinh. Viêm dây thần kinh là sự viêm nhiễm các rễ dây thần kinh gây ra tình trạng đau nhức lan tỏa, tê bì chạy dọc theo dây thần kinh.

Các triệu chứng phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng, tức là tổn thương dây thần kinh cảm giác gây ra các triệu chứng khác với các triệu chứng do tổn thương dây thần kinh vận động. 

Các triệu chứng của viêm dây thần kinh không đặc hiệu cho từng nguyên nhân, nên trước tiên có thể phải xem xét các điều tra chẩn đoán khác nhau. Vì vậy việc điều trị sau đó sẽ phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh và các bệnh cơ bản.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm dây thần kinh

Tùy vào vị trí viêm sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ví dụ như viêm các dây thần kinh cảm giác sẽ dẫn đến đến cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát, cảm giác kim châm, mất cảm giác, tê liệt và đau như dao đâm ở vùng bị ảnh hưởng. Trong trường hợp liên quan đến thần kinh vận động, sẽ có các dấu hiệu như yếu cơ, mất trương lực cơ và suy nhược cơ. Sự liên quan đến dây thần kinh hỗn hợp, mặc dù hiếm gặp, có thể dẫn đến những phức tạp nghiêm trọng.

Các triệu chứng thường gặp của dây thần kinh bị viêm bao gồm:

  • Ngứa ran ở tứ chi.

  • Nhói đau.

  • Tê tay và chân, thiếu sự phối hợp động tác.

  • Liệt mặt trong trường hợp liên quan đến dây thần kinh mặt.

  • Vùng kín bị ảnh hưởng.

  • Rối loạn chức năng tình dục (phổ biến hơn ở nam giới).

  • Huyết áp thay đổi liên tục.

  • Thay đổi đặc điểm trên da, tóc hoặc móng tay.

  • Ra mồ hôi.

  • Mất cảm giác thấy đau.

  • Tăng nhạy cảm đau

  • Không có khả năng cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ.

  • Yếu cơ, co giật cơ bắp.

  • Các vấn đề về tiêu hóa như táo bóntiêu chảy.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm dây thần kinh

  • Teo cơ chân, cứng khớp. 

  • Yếu cơ dẫn tới dễ té ngã và chấn thương

  • Rối loạn đại tiểu tiện.

  • Tê và không có khả năng cảm thấy đau hoặc thay đổi nhiệt độ có thể vô tình gây bỏng, vết cắt và tổn thương khác cho da.

  • Rối loạn thần kinh thực vật.

  • Tổn thương cột sống.

  • Liệt cơ tàn phế.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến Viêm dây thần kinh

  • Chấn thương: Chấn thương dẫn đến tổn thương và viêm dây thần kinh.

  • Các vấn đề về mạch máu: Đây là nguyên nhân thứ phát do tắc nghẽn hoặc xuất huyết trong dây thần kinh.

  • Nhiễm trùng: Các bệnh truyền nhiễm như bệnh zona, bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh phong, bệnh bại liệt, v.v ... có thể khiến dây thần kinh bị viêm.

  • Tiếp xúc với chất độc hại: Kim loại nặng như asen, thủy ngân và chì.

  • Lạm dụng chất kích thích quá mức gây ngộ độc như ma túy, rượu.

  • Các tình trạng khác: Dây thần kinh bị viêm cũng có thể do các tình trạng toàn thân như nhiễm toan chuyển hóa, tiểu đường, thiếu vitamin,…

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) Viêm dây thần kinh?

Viêm dây thần kinh là bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi, giới tính. Trong đó, nam có nguy cơ mắc phải hơn nữ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) Viêm dây thần kinh

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dây thần kinh: 

  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường bụi bẩn, khói thuốc.

  • Hút thuốc, sử dụng chất kích thích.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Viêm dây thần kinh

Mục tiêu chính của các biện pháp được áp dụng để chẩn đoán viêm dây thần kinh là xác định nguyên nhân gây ra viêm dây thần kinh. Điều này cung cấp thông tin quan trọng trong việc liệu bệnh viêm dây thần kinh có thể được điều trị hay không. Một số loại viêm dây thần kinh có thể được chữa khỏi nhưng những loại khác chỉ có thể cải thiện các triệu chứng.

Ngoài việc thăm khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Điện cơ ký (EMG) để kiểm tra chức năng thần kinh;

  • Xét nghiệm máu, đo nồng độ vitamin B12, CBC, ESR, HbA1C;

  • Điện cơ (EMG);

  • Khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS);

  • Phân tích dịch não tủy (chọc dò tủy sống);

  • Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT, MRI hoặc X - quang;

  • Các bài kiểm tra thần kinh khác chẳng hạn kiểm tra cảm giác khi chạm vào, rung hoặc tác động nhiệt;

  • Sinh thiết dây thần kinh;

  • Sinh thiết da;

  • Đối với bệnh nhân viêm dây thần kinh thị giác thì kiểm tra mắt cho người bệnh.

Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán là cơ sở để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó hướng dẫn, chỉ định điều trị hợp lý, tốt nhất cho người bệnh.

Phương pháp điều trị Viêm dây thần kinh hiệu quả

Cách điều trị viêm dây thần kinh hiệu quả nhất là xác định nguyên nhân và điều trị cho phù hợp. Đối với những nguyên nhân không thể loại bỏ được thì lựa chọn duy nhất là cải thiện triệu chứng.

Thuốc:

Điều trị thuốc giúp làm giảm chứng đau thần kinh và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thuốc cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khác của viêm dây thần kinh trong thời gian ngắn.

  • Đau nhẹ: NSAID như acetaminophen, aspirin hoặc codein;

  • Đau vừa đến nặng: Thuốc giảm đau opioid như tramadol, hydrocodone hoặc oxycodone;

  • Đau cấp tính: Trong trường hợp viêm dây thần kinh nghiêm trọng, corticosteroid có thể được xem xét;

  • Đau mãn tính: Các loại thuốc như duloxetine, pregabalin, amitriptyline, carbamazepine, capsaicin và lidocaine có thể được xem xét dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm dây thần kinh.

Vật lý trị liệu:

Điều trị bằng vật lý trị liệu thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm dây thần kinh có liên quan đến dây thần kinh vận động. Một số phương pháp vật lý trị liệu được dùng bao gồm:

  • Ứng dụng nhiệt;

  • Liệu pháp lạnh;

  • Kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS);

  • Liệu pháp bấm huyệt; 

  • Châm cứu ;

  • Mát xa.

Bổ sung dinh dưỡng:

Điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng được xem xét trong các trường hợp viêm dây thần kinh liên quan đến sự thiếu hụt. Đau dây thần kinh, tê, yếu và các triệu chứng khác liên quan đến thiếu dinh dưỡng có thể thuyên giảm khi bổ sung một số vi chất dinh dưỡng.

  • Vitamin B12 thúc đẩy sự phát triển của các dây thần kinh và quá trình tái tạo của nó;

  • Thiamine (vitamin B1) giúp chữa lành các chấn thương thần kinh và giảm các triệu chứng của viêm dây thần kinh;

  • Canxi và magiê rất quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh;

  • Lecithin quan trọng để bảo vệ và sửa chữa dây thần kinh;

  • Protein, một chất dinh dưỡng đa lượng, cũng rất quan trọng trong việc phục hồi và hoạt động của dây thần kinh.

Phẫu thuật cho dây thần kinh bị viêm: 

Can thiệp bằng phẫu thuật được coi là biện pháp cuối cùng trong việc kiểm soát các dây thần kinh bị viêm. Thường phải phẫu thuật trong trường hợp chèn ép dây thần kinh và chấn thương thực thể.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dây thần kinh

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước;

  • Ăn một chế độ dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau củ và protein để giữ cho hệ thần kinh luôn khỏe mạnh. Bổ sung vitamin B12 bằng cách ăn thịt, cá, trứng, thực phẩm từ sữa ít béo và ngũ cốc.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tập thể dục thường xuyên với ít nhất 30 phút đến một giờ, ít nhất ba lần trong một tuần;

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa viêm dây thần kinh hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên với ít nhất 30 phút đến một giờ, ít nhất ba lần trong một tuần;

  • Tránh các yếu tố có thể gây tổn thương thần kinh, như các chuyển động lặp đi lặp lại tại một bộ phận xương khớp trong thời gian dài, mặc trang phục bó sát, chật chội sẽ gây áp lực lên dây thần kinh; 

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói thuốc;

  • Không hút thuốc lá, uống rượu;

  • Kiểm soát và điều trị các tình trạng gây viêm.

Nguồn tham khảo
  1. https://www.epainassist.com/nerves/causes-symptoms-of-inflamed-nerve-and-its-treatment-prognosis
  2. https://www.healthhype.com/inflamed-nerve-neuritis-diagnosis-and-treatment.html
  3. https://www.phaa.com/neuritis-inflamed-nerve-types-causes-symptoms-treatment.htm