Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Liệu bệnh HIV có chữa được không? Nguyên tắc điều trị nhiễm HIV là gì?

Ngày 02/01/2023
Kích thước chữ

Hiện nay, câu hỏi bệnh HIV có chữa được không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chưa hiểu rõ về bệnh HIV bởi những người nhiễm HIV vẫn có một cuộc sống mạnh khỏe thậm chí là không ảnh hưởng đến khả năng làm việc - giao tiếp xã hội.

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể người bị nhiễm. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi HIV có chữa được không thì hiện tại vẫn chưa có. Nhưng đã có các phương pháp tiến bộ giúp kìm hãm sự phát triển của virus giúp duy trì sự ổn định hệ miễn dịch của bạn. 

Cách hoạt động của HIV như thế nào?

HIV là một loại virus tấn công vào hệ miễn dịch của con người, vì vậy khi nhiễm virus HIV sức đề kháng của bạn sẽ suy giảm.

Virus HIV sau khi xâm nhập vào bên trong cơ thể sẽ bám vào một loại tế bào có khả năng huy động hệ miễn dịch tấn công các tác nhân gây hại cho cơ thể chính là lympho T. Sau đó, chúng vô hiệu hóa tế bào lympho T này rồi dùng tế bào lympho bị bệnh đó tiếp tục tạo ra các con virus HIV khác. HIV tiếp tục tấn công vào tế bào lympho T để vô hiệu hóa các tế bào lympho T khác bên trong cơ thể. Khi thiếu các tế bào miễn dịch này, cơ thể bị mất khả năng đề kháng với các loại bệnh cơ hội khác.

Quá trình xâm nhập vào cơ thể của HIV trải qua 4 giai đoạn:

  • Virus HIV gắn vào tế bào lympho T sau đó xâm nhập vào bên trong tế bào bằng cách hòa màng (capsid). 
  • Sử dụng chính tài nguyên của tế bào bị nhiễm, virus HIV tiến tới tổng hợp các loại nguyên liệu (nucleotide) cần thiết. Mã gen của HIV có bản chất là ARN lại được phiên mã trở thành ADN nhờ một loại enzyme phiên mã ngược có tên là reverse transcriptase.
  • Lúc này, ở chính bên trong tế bào bị nhiễm, virus sẽ nhân lên thành nhiều virus HIV mới.
  • Các virus mới này, khi trưởng thành sẽ được phóng thích khỏi tế bào bị nhiễm để tiếp tục nhiệm vụ xâm nhập tấn công các tế bào Lympho T mới. 
Liệu bệnh HIV có chữa được không? Nguyên tắc điều trị nhiễm virus HIV là gì? 1 Cơ chế sinh sôi của virus HIV 

Sự sinh sôi của HIV diễn ra như vậy nên chúng không thể tự phát triển bởi vật chủ chính của chúng là con người. Vì chúng sinh sôi tạo ra các bản sao ở bên trong tế bào Lympho T sau đó phóng thích ra ngoài. Điều này gây ra phá hủy tế bào Lympho T, hệ quả là tổn thương hệ miễn dịch và càng diễn ra lâu càng làm suy yếu hệ thống phòng thủ chống lại bệnh tật của chúng ta. 

Virus HIV sinh sôi nhanh như thế nào còn tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể của cá nhân người bị nhiễm. Việc phát hiện sớm bản thân bị nhiễm HIV và tiến hành điều trị kịp thời có thể sẽ làm giảm sự sinh sôi của virus. 

HIV có chữa được không?

Hiện nay đáp án cho câu hỏi “HIV có chữa được không?” vẫn chưa được sáng tỏ. Y học vẫn chưa tìm ra cách trị khỏi hoàn toàn cho người nhiễm HIV. Tuy nhiên, đã có những biện pháp nhằm giảm sự sinh sôi của virus HIV bên trong cơ thể.

Nhờ hiểu rõ quá trình nhân lên của HIV giúp các nhà khoa học biết cách tấn công vào giai đoạn - phần nào của virus và còn có thể giảm khả năng nhân lên bên trong cơ thể. Khi virus này có đề kháng với loại thuốc đang được chỉ định điều trị HIV của một người, tức là loại thuốc đó không còn khả năng ngăn cản được sự sinh sôi của virus HIV nữa.

Kháng thuốc sẽ xảy ra khi bệnh nhân không thực hiện nghiêm túc, đúng cách sẽ tạo ra cơ hội cho virus biến đổi. Điều này sẽ làm cho phác đồ điều trị hiện tại không còn hiệu quả và cần phải thay đổi. Vì vậy càng xảy ra kháng thuốc càng khó có thể điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm HIV. 

Liệu bệnh HIV có chữa được không? Nguyên tắc điều trị nhiễm virus HIV là gì? 2 HIV có chữa được không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm

Triệu chứng ở giai đoạn nhiễm HIV cấp

Sau 2 - 3 tuần đầu tiên khi một người bị nhiễm HIV được gọi là giai đoạn nhiễm trùng cấp tính - giai đoạn nhiễm HIV cấp tính. Trong thời gian này, virus tấn công vào các tế bào lympho T và sinh sản nhanh chóng. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đó phản ứng lại bằng cách tạo ra đáp ứng là các kháng thể chống lại virus HIV.

Tuy nhiên trong giai đoạn này có một số người không hề có triệu chứng lúc đầu. Vẫn còn nhiều người có các triệu chứng trong khoảng những tháng đầu tiên sau khi nhiễm virus, nhưng đa số các bệnh nhân thường không nhận ra rằng HIV gây ra những triệu chứng đó bởi các triệu chứng đem lại giống như những triệu chứng nhiễm trùng nhẹ hoặc cúm, cảm lạnh - thay đổi thời tiết như:

  • Viêm họng dai dẳng trong khoảng một tuần hoặc ngắn hạn (vài ngày).
  • Cơ thể nóng lên, sốt nhẹ.
  • Có những cơn ớn lạnh ập tới.
  • Sưng hạch bạch huyết ở một số vị trí trên cơ thể.
  • Đau nhức cơ thể nói chung.
  • Phát ban da, viêm da dị ứng nhẹ.
  • Đau đầu hay mệt mỏi.
  • Có cảm giác buồn nôn.

Vì những triệu chứng này tương tự như các bệnh thông thường như cúm, cảm lạnh khi thay đổi thời tiết nên những người có phơi nhiễm HIV nếu không chú ý sẽ có thể bị nhiễm bệnh HIV mà không hề biết. Bởi các triệu chứng giống như cúm mùa như vậy, có thể họ sẽ không nghĩ rằng mình đã bị nhiễm HIV.

Cho dù một người có triệu chứng hay không thì ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tiến triển bệnh thì tải lượng virus HIV trong cơ thể của họ rất cao. Tải lượng virus trong cơ thể là số lượng virus HIV có thể được tìm thấy trong một lượng máu nhất định. Tải lượng virus cao, tức là virus HIV có thể dễ dàng lây nhiễm sang người khác.

Các triệu chứng HIV cấp thường hết trong vòng vài tháng khi người đó tiến triển sang giai đoạn tiếp theo là giai đoạn nhiễm HIV mãn tính hoặc giai đoạn tiềm ẩn của HIV. Giai đoạn thứ 2 này còn có thể kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí cả thập kỷ với điều kiện được điều trị kiểm soát lượng virus HIV trong cơ thể.

Các triệu chứng ở giai đoạn nhiễm HIV mãn tính

Sau khi trải qua giai đoạn đầu tiên trong khoảng một tháng đầu tiên. HIV bước vào giai đoạn tiềm ẩn virus - ủ bệnh lâm sàng. Giai đoạn này có thể sẽ kéo dài từ vài năm đến vài chục năm bởi khoảng thời gian này virus HIV bắt đầu nhân lên rồi dần phá hủy hệ miễn dịch tới một mức nhất định sẽ bước tới giai đoạn thứ ba là AIDS. Tuy nhiên, ở giai đoạn thứ hai, một số người có thể sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào trong thời gian này, trong khi những người khác có các triệu chứng tối thiểu hoặc không đặc hiệu bao gồm:

  • Đau nhức cơ thể hoặc đau đầu dữ dội.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ hoặc nách. 
  • Sốt dai dẳng, tái phát nhiều đợt khác nhau.
  • Đổ nhiều mồ hôi khi về đêm.
  • Thường cảm thấy mệt mỏi.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn mửa thường trực.
  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
  • Dễ dàng sụt, giảm cân.
  • Nổi phát ban, viêm da hoặc zona thần kinh.
  • Thường xảy ra nhiễm trùng tái phát ở miệng hoặc âm đạo.
  • Mắc phải bệnh viêm phổi.
Liệu bệnh HIV có chữa được không? Nguyên tắc điều trị nhiễm virus HIV là gì? 3 Triệu chứng nổi ban trên da của bệnh nhân

Tuy nhiên, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh HIV thì họ cần phải thực hiện các xét nghiệm đặc trưng tại những nơi có khả năng chẩn đoán các xét nghiệm. Các triệu chứng của HIV ở giai đoạn thứ hai này có thể xuất hiện rồi biến mất thậm chí là có thể tiến triển nhanh chóng. Để sự tiến triển này có thể bị chậm lại, bắt buộc phải thực hiện các liệu pháp điều trị virus HIV. 

Bởi vậy, phát hiện sớm HIV để thực hiện các phương pháp điều trị chính là chìa khóa giúp cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng. Với việc sử dụng nhất quán các liệu pháp kháng virus HIV trong điều trị mà các bệnh nhân mắc bệnh HIV giai đoạn mãn tính có thể tăng tỷ lệ sống sót trong nhiều thập kỷ và tỷ lệ phát triển thành AIDS là rất thấp nếu việc điều trị được bắt đầu đủ sớm.

Nguyên tắc điều trị bệnh nhân bị nhiễm HIV

Hiện tại, vẫn chưa có cách để loại bỏ hoàn toàn virus HIV/AIDS ra khỏi cơ thể người nhiễm. Một khi bạn bị nhiễm virus này, cơ thể bạn không thể tự loại bỏ nó được. Vì vậy khi điều trị cho người bị nhiễm HIV cần phải có nhiều phác đồ điều trị HIV. Tuy nhiên, để lựa chọn phác đồ điều trị tối ưu nhất cho từng bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Hầu như những người bị nhiễm HIV đều được khuyến khích điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng HIV. Cách điều trị kháng virus không phải là cách giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho bệnh nhân, nhưng chúng có thể kiểm soát được tải lượng virus trong cơ thể bạn một cách thấp nhất. Mục tiêu của cách này là để giúp bệnh nhân sống, tận hưởng cuộc sống một cách tốt và còn giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng và cả những người thân của bệnh nhân.

Điều trị HIV thường được kết hợp các loại thuốc chống lại HIV là liệu pháp ART (Antiretroviral therapy). ART chính là phác đồ dùng để điều trị HIV bằng cách kết hợp các loại thuốc kháng HIV khác nhau đã được bác sĩ chỉ định uống chính xác hàng ngày theo đơn đã kê. Những loại thuốc này đều giúp phần ngăn chặn sự nhân lên của HIV, do đó làm giảm tải lượng HIV trong máu của bệnh nhân. Khi số lượng virus HIV đã được kiểm soát, sẽ giúp cơ thể có cơ hội cho hệ thống miễn dịch được tái tạo và phục hồi nhằm khôi phục khả năng chống nhiễm trùng và ung thư của bạn. 

Mặc dù vẫn còn một tải lượng nhỏ virus HIV tồn tại bên trong cơ thể nhưng chúng không thể phát triển hoặc sinh sôi nên hệ thống miễn dịch của bạn dần được hồi phục. Hầu hết ở những bệnh nhân đáp ứng tốt có thể kiểm soát được tải lượng virus nhanh nhất trong vòng sáu tháng. Tùy thuộc vào cách thức các loại thuốc ức chế sự nhân lên của HIV tác động vào giai đoạn nào mà chia thành 6 nhóm thuốc kháng HIV khác nhau.

  • Thuốc ức chế enzym sao chép ngược nucleosid - nNRTI (một loại enzyme giúp HIV tự tái tạo) như: Zidovudine - Retrovir, Abacavir - Ziagen, và Emtricitabine - Emtriva. 
  • Thuốc ức chế men sao chép ngược không tác động vào nucleosid - NNRTI (một loại enzyme giống NRTI nhưng có cấu trúc hóa học khác) như: Efavirenz - Sustiva, Etravirine - Intelence và Nevirapine - Viramune.
  • Loại chất ức chế men protease (PI) như: Atazanavir - Reyataz, Ritonavir - Norvir và Tipranavir - Aptivus. Các loại thuốc này giúp ngăn chặn sản xuất một số thành phần của virus HIV.
  • Thuốc ức chế khả năng nhập bào, ngăn chặn sự xâm nhập của HIV như: Enfuvirtide - Fuzeon.
  • Các chất ức chế thụ thể CCR5 ở trên bề mặt tế bào TCD4 chẳng hạn như: Maraviroc - Selzentry. Chúng giúp ngăn chặn khả năng xâm nhập vào TCD4.
  • Các loại thuốc ức chế sự tích hợp (ngăn HIV chèn DNA của chúng vào tế bào bị nhiễm, hạn chế sự nhân lên) như: Dolutegravir - Tivicay, Elvitegravir - Vitek Ta và Raltegravir - Isentress.
Liệu bệnh HIV có chữa được không? Nguyên tắc điều trị nhiễm virus HIV là gì? 4 Các loại thuốc ART được sử trong phác đồ điều trị HIV

Hầu hết các phác đồ dùng để điều trị HIV gồm có ba loại thuốc khác nhau và thường được kết hợp thành một viên thuốc uống hàng ngày. Liệu pháp kết hợp thuốc kháng virus với thuốc tấn công virus HIV sẽ khác nhau qua các giai đoạn - chu kỳ sinh sôi của HIV. Sự kết hợp đồng thời các loại thuốc với nhau này tạo ra một tác dụng hữu ích trong việc ức chế virus hiệu quả hơn khi sử dụng từng loại thuốc khác nhau.

Qua bài viết ở phía trên, nhà thuốc Long Châu đã mang tới cho độc giả cái nhìn khách quan về vấn đề HIV có chữa được không. Nếu được phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp một cách sớm nhất thì cho dù bệnh nhân ở giai đoạn hai của HIV cũng tăng tỷ lệ sống sót cao hơn và có lại được sức khỏe tốt hơn. Thực hiện các biện pháp điều trị cũng là cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cho cộng đồng.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin