Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
HIV là căn bệnh nguy hiểm, diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Việc nhận biết các dấu hiệu của HIV theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng giúp chủ động thăm khám và can thiệp kịp thời.
Nhiều người nhiễm HIV không biết mình mang virus do các triệu chứng ban đầu thường dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý thông thường. Tuy nhiên, HIV có những biểu hiện đặc trưng theo từng giai đoạn nếu chú ý quan sát. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các dấu hiệu HIV ở từng giai đoạn để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus HIV phát triển âm thầm qua nhiều giai đoạn khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu HIV từng giai đoạn mà nếu nắm rõ, người bệnh có thể chủ động phát hiện và thăm khám kịp thời.
Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 4 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể. Đây là thời điểm virus nhân lên nhanh chóng và hệ miễn dịch bắt đầu phản ứng mạnh mẽ, tuy nhiên nhiều người không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, hoặc chỉ có các triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm với cảm cúm thông thường.
Một số triệu chứng HIV có thể xuất hiện như sốt từ nhẹ đến cao, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, kèm theo phát ban không ngứa xuất hiện ở thân mình, mặt hoặc lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra, triệu chứng viêm họng, sưng hạch bạch huyết (ở cổ, nách, bẹn), đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy cũng có thể xuất hiện.
Sau giai đoạn cấp tính, nếu không được điều trị, HIV sẽ chuyển sang giai đoạn không triệu chứng, còn gọi là giai đoạn mãn tính tiềm ẩn. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài năm đến hơn 10 năm, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và việc có điều trị bằng thuốc ARV hay không.
Trong suốt thời gian này, virus vẫn tiếp tục nhân lên và phá huỷ dần hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào CD4 nhưng người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh bình thường, không có biểu hiện đáng kể nào. Đây chính là giai đoạn nguy hiểm thầm lặng, vì người nhiễm HIV thường không biết mình mắc bệnh và vô tình lây truyền cho người khác.
Giai đoạn cuối của HIV – còn gọi là AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) – xảy ra khi số lượng tế bào miễn dịch CD4 trong cơ thể bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, cơ thể không còn đủ khả năng chống đỡ với các bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư liên quan đến HIV.
Các dấu hiệu HIV rõ rệt bao gồm: Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân (giảm trên 10% cân nặng), sốt kéo dài trên 1 tháng, tiêu chảy mạn tính không đáp ứng điều trị, sưng hạch toàn thân, ho kéo dài, khó thở.
Người bệnh có thể mắc các nhiễm trùng nặng như: Nấm candida vùng miệng họng, viêm màng não do Cryptococcus, viêm phổi do Pneumocystis, hoặc xuất hiện herpes zoster tái phát, zona thần kinh, viêm não do toxoplasma.
Ngoài ra, các biểu hiện thần kinh như rối loạn trí nhớ, trầm cảm, hoặc thay đổi hành vi cũng có thể xảy ra. Đặc biệt, ung thư Kaposi - biểu hiện bằng các nốt đỏ tím trên da – là một trong những bệnh lý ác tính thường gặp ở người nhiễm HIV giai đoạn muộn.
Nhận biết sớm các dấu hiệu HIV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Việc phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh có cơ hội điều trị kịp thời bằng thuốc ARV, giúp ức chế sự nhân lên của virus, bảo vệ hệ miễn dịch, duy trì cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.
Điều trị sớm giúp ngăn chặn HIV tiến triển đến giai đoạn AIDS, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm liên quan đến suy giảm miễn dịch. Không chỉ vậy, người nhiễm HIV được điều trị hiệu quả và đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sẽ không lây truyền HIV qua đường tình dục.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các dấu hiệu HIV rất đa dạng, không đặc hiệu và dễ bị nhầm với các bệnh lý thông thường khác. Vì vậy, xét nghiệm HIV vẫn là cách duy nhất, đáng tin cậy nhất để xác định tình trạng nhiễm virus HIV. Các triệu chứng nhiễm HIV không thể được coi là căn cứ để chẩn đoán bệnh.
Nhiều người thắc mắc: “Có nên chờ đến khi thấy dấu hiệu HIV rõ ràng mới đi xét nghiệm HIV không?” Câu trả lời là không nên vì HIV ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rõ ràng. Nếu chờ đến khi có triệu chứng nặng mới đi khám, thì bệnh đã tiến triển, làm mất đi “thời điểm vàng” để điều trị hiệu quả.
“Thời gian cửa sổ” là khoảng thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi cơ thể tạo đủ kháng thể hoặc kháng nguyên để xét nghiệm cho kết quả chính xác. Trong thời gian này, xét nghiệm có thể cho kết quả âm tính giả.
Thời gian cửa sổ có thể kéo dài từ 2 đến 12 tuần, tùy thuộc vào loại xét nghiệm, cụ thể là:
Ngoài ra còn cần xét nghiệm HIV ngay trước khi dùng PEP để đảm bảo chưa nhiễm và lặp lại xét nghiệm sau 4 - 6 tuần kể từ khi kết thúc PEP. Xét nghiệm cuối cùng được thực hiện sau 3 tháng kể từ ngày kết thúc PEP.
Các chuyên gia khuyến cáo những đối tượng sau nên chủ động xét nghiệm HIV ngay cả khi chưa có dấu hiệu nghi ngờ:
Việc hiểu đúng và nhận diện kịp thời các dấu hiệu HIV không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn là hành động có trách nhiệm với cộng đồng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng nếu mới chỉ có triệu chứng mơ hồ. Xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế uy tín vẫn là cách duy nhất để biết chính xác bạn có nhiễm hay không.
Nếu kết quả âm tính, bạn có thể yên tâm và học cách phòng ngừa hiệu quả hơn trong tương lai. Nếu dương tính, việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn bắt đầu điều trị ARV đúng lúc, sống khỏe mạnh và có thể kiểm soát virus như người bình thường.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.