Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vài nét khái quát về bệnh Parkinson, giải đáp: bệnh Parkinson có di truyền không và những yếu tố có thể làm khởi phát bệnh Parkinson mà bạn cần tránh để hạn chế nguy cơ bị bệnh.
Bệnh Parkinson rất phổ biến ở lứa tuổi già, gây ra nhiều biến chứng về vận động cũng như tinh thần của người bệnh. Nguyên nhân chính gây ra bệnh vẫn chưa được tìm hiểu rõ.
Vì vậy, có thành viên trong gia đình mắc bệnh Parkinson sẽ gây ra lo lắng cho người nhà về khả năng di truyền của chúng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu liệu bệnh Parkinson có di truyền không trong bài viết dưới đây nhé!
Parkinson là một loại rối loạn thần kinh, có thể gây ảnh hưởng đến vận động cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Bệnh hình thành thường do sự thiếu hụt các tế bào thần kinh ở cấu trúc hạch nền trung não.
Điều này dẫn đến giảm sản xuất Dopamine (một chất dẫn truyền thần kinh giữa các bộ phận của não và hệ thần kinh đóng vai trò kiểm soát, điều phối vận động của cơ thể). Khi lượng dopamin suy giảm có thể dẫn đến rối loạn liên lạc giữa các cấu trúc trong não và gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson.
Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thực sự tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng mất các tế bào thần kinh này. Có một vài phỏng đoán bệnh có liên quan đến gen di truyền và yếu tố môi trường. Điều này cũng đã một phần trả lời cho câu hỏi bệnh Parkinson có di truyền không?
Bệnh Parkinson đặc trưng bởi sự thiếu hụt dopamine
Rất nhiều người cảm thấy lo lắng khi thấy cha, mẹ hoặc người thân bị bệnh Parkinson và tìm kiếm các giải pháp phòng bệnh Parkinson. Một số khác lại cảm thấy e ngại khi kết hôn với người mà trong gia đình họ có bố, mẹ hoặc anh, chị, em mắc bệnh Parkinson. Bởi những băn khoăn về khả năng di truyền của chúng.
Theo như các thống kê, những người có bố mẹ hoặc là ông bà cùng mắc Parkinson mà đẻ con song sinh đồng hợp tử thì tỷ lệ bị bệnh Parkinson là khoảng 45%, còn nếu dị hợp tử thì tỷ lệ này là 29%.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp bố mẹ mắc parkinson nhưng con cái lại không bị bệnh. Như vậy, có thể nói di truyền chỉ là một yếu tố nguy cơ và cần kết hợp nhiều yếu tố khác thì mới có thể dẫn đến bệnh Parkinson.
Thực tế người ta nhận thấy rằng, tỷ lệ di truyền của bệnh Parkinson là không nhiều, chỉ khoảng từ 4 – 5%. Khi di truyền, cần phải có những đột biến gen tác động đến các nhiễm sắc thể có liên quan thì mới phát triển thành bệnh và có thể có trường hợp bệnh Parkinson ở trẻ em.
Tỷ lệ bệnh Parkinson di truyền từ bố mẹ sang con là không nhiều
Theo như những ghi nhận, khoảng 15% trường hợp mắc bệnh Parkinson có tiền sử gia đình mắc rối loạn này. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các trường hợp Parkinson có liên quan đến di truyền có thể do đột biến gen xuất hiện trong nhóm gen: PINK1, PARK2, LRRK2, PARK7, hoặc là gen SNCA,… Bên cạnh đó, những đột biến khác xuất hiện trong nhóm gen GBA và UCHL1 thường không trực tiếp gây nên bệnh Parkinson. Tuy nhiên chúng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát Parkinson ở một số trường hợp.
Vậy có thể khẳng định lại rằng: bệnh Parkinson thường không di truyền, tuy nhiên không phải 100% trường hợp đều như vậy. Trong số những gen kể trên, gen LRRK2 hoặc là SNCA thường ở dạng trội trên nhiễm sắc thể thường. Do đó, chỉ cần được nhận gen bệnh từ cha hoặc là mẹ thì con cái sẽ có tỷ lệ phát bệnh Parkinson. Còn nếu là gen PARK2, PARK7 hoặc là PINK1 ở dạng lặn trên nhiễm sắc thể thường, thì bắt buộc nhận gen bệnh từ cả cha và mẹ mới khởi phát Parkinson. Trong trường hợp chỉ nhận một gen bệnh từ một người, thì bạn sẽ là người lành mang bệnh và không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm không và yếu tố nào khởi phát bệnh? Bên cạnh yếu tố di truyền như chúng tôi đã trình bày ở trên thì các nhà khoa học còn chỉ ra được rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể tác động và làm khởi phát bệnh Parkinson. Các yếu tố này còn phụ thuộc theo từng cá thể, theo phản ứng của cơ thể trước những yếu tố đó. Bởi vậy, đây chỉ là các yếu tố tác động chứ không thể dựa vào đó để khẳng định người tiếp xúc với các yếu tố này sẽ bị bệnh Parkinson.
Tiếp xúc trực tiếp với môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều chất độc hóa học, thuốc trừ sâu thì sẽ có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson rất cao. Do đó, bạn nên tránh hoặc thậm chí là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố trên. Bên cạnh đó là nên từ bỏ những thói quen không tốt, không cần thiết như: Nghiện cocain, nghiện rượu, nghiện các chất kích thích khác,… bởi những thói quen không tốt này vừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh lại vừa có thể làm cho biểu hiện run của bệnh tăng lên.
Đặc biệt đối với những người có yếu tố di truyền cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy cơ nêu trên. Nếu như bắt buộc phải tiếp xúc thì nên chuẩn bị những phương tiện bảo hộ tốt.
Môi trường ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson
Sự lão hóa của não cũng chính là nguyên nhân làm suy giảm lượng dopamine trong cơ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Parkinson đặc biệt là bệnh Parkinson ở người già.
Nhiễm virus cũng như một số bệnh lý khác có thể làm giảm tiết dopamin cũng như suy giảm hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ gây ra bệnh Parkinson.
Chấn thương có tác động đến sọ não do tai nạn giao thông, đột quỵ có thể làm tổn thương đến các nơron thần kinh. Từ đó làm giảm lượng dopamine trong não cũng như gây bệnh Parkinson.
Chấn thương não có thể làm tổn thương tế bào thần kinh gây ra bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson là một trong những căn bệnh tương đối phức tạp và còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu về nguyên nhân cũng như cơ chế bệnh. Hiện nay chưa có cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson.
Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, dùng thuốc cũng như có chế độ tập luyện, ăn uống và sinh hoạt, làm việc phù hợp thì người bệnh Parkinson có thể giảm được đáng kể các triệu chứng. Có thể khẳng định được rằng câu trả lời cho thắc mắc: bệnh parkinson có di truyền không? chính là có, tuy nhiên khả năng là rất thấp.
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp