Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Parkinson ở trẻ em thường không phổ biến nhưng lại nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này để chủ động hơn trong cách xử trí nhé!
Bệnh Parkinson là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa và đáng báo động khi bệnh parkinson ở trẻ em được chẩn đoán nhiều hơn. Vây bệnh lý này là do đâu? Có cách nào để điều trị và phòng ngừa không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Parkinson là một hội chứng rối loạn vận động mà chủ yếu là ở thần kinh trung ương. Những rối loạn này dẫn đến mất thăng bằng, ảnh hưởng lớn đến cử động và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Trước đây, bệnh Parkinson là một hội chứng chỉ thường xuất hiện ở người cao tuổi, từ 60 tuổi trở lên và ít khi xuất hiện ở trẻ em.
Tuy nhiên, hiện nay, bệnh Parkinson ngày càng trẻ hóa và nhiều trường hợp bệnh được chẩn đoán ở độ tuổi 25 - 30. Ngoài ra, một số trường hợp trẻ em bị rối loạn vận động cũng được chẩn đoán là Parkinson. Mặc dù bệnh có thể mắc phải ở bất kỳ độ tuổi nào và triệu chứng là khá tương tự nhau nhưng nếu mắc bệnh Parkinson ở trẻ em với độ tuổi càng nhỏ thì càng dễ bị ảnh hưởng về tâm lý và gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Bệnh Parkinson ở trẻ em là một loại rối loạn vận động hiếm gặp
Tùy vào thể Parkinson và độ tuổi phát hiện bệnh mà người bệnh Parkinson có thể biểu hiện các triệu chứng như:
Khó giữ thăng bằng và thực hiện các động tác phối hợp. Đặc biệt dễ bị hạ huyết áp theo tư thế. Cũng vì lý do này mà nhiều người bệnh Parkinson dễ bị té ngã, gãy xương.
Đối với bệnh Parkinson ở trẻ em, trẻ thường được chẩn đoán là mắc bệnh nếu có ít nhất 2 triệu chứng là cứng cơ, vấn đề thăng bằng hoặc ngã thường xuyên, di chuyển chậm (bradykinesia) hoặc run kể cả khi nghỉ ngơi.
Trong những phần rất sâu của não có một tập hợp các tế bào thần kinh giúp kiểm soát vận động, còn được gọi là hạch nền. Ở một người bị bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh này bị tổn thương và không hoạt động tốt như bình thường.
Các tế bào thần kinh này tạo ra và sử dụng một chất hóa học trong não gọi là dopamine để gửi thông điệp đến các bộ phận khác của não để điều phối các chuyển động của cơ thể. Khi ai đó bị bệnh Parkinson, nồng độ dopamine ở mức thấp. Vì vậy, cơ thể không nhận được đúng thông điệp cần thiết để thực hiện các chuyển động di chuyển bình thường.
Mặc dù các chuyên gia và nhà nghiên cứu đã đồng thuận với ý kiến cho rằng nồng độ dopamine trong não thấp là nguyên nhân gây ra bệnh parkinson nhưng nguyên nhân khiến các tế bào thần kinh giảm sản xuất dopamine hoặc chết đi thì chưa được xác định.
Mức dopamine não giảm mạnh là nguyên nhân gây hội chứng Parkinson
Ở trẻ em, bệnh Parkinson thường xuất phát từ các tác dụng phụ của thuốc mà trẻ đang dùng. Ngoài ra, Parkinson cũng có thể do các bệnh di truyền có nguy cơ gây thoái hóa các tế bào não chẳng hạn như các dạng chấn thương não khác nhau, bệnh Wilson, bệnh Huntington vị thành niên,...
Parkinson cũng có thể xuất phát từ các bệnh di truyền gây thoái hóa não, chẳng hạn như bệnh Wilson, bệnh Huntington vị thành niên và rối loạn lysosomal, và từ các dạng chấn thương não khác nhau.
Ngoài ra, môi trường độc hại điển hình là nạn nhân của chất độc màu da cam trong chiến tranh hay người thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh Parkinson.
Nếu con trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng Parkinson hay các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến thần kinh não, bạn cần nhanh chóng mang trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa não - thần kinh để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời vì rất có thể trẻ đang có biểu hiện của bệnh Parkinson giai đoạn đầu.
Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:
Để xác định trẻ mắc bệnh parkinson, ba mẹ cần mang con đi khám bác sĩ chuyên khoa não thần kinh
Điều trị bệnh Parkinson ở trẻ em là khác nhau ở mỗi bệnh nhân nhi, tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân gây rối loạn. Một số trẻ mắc các rối loạn vận động có thể chỉ cần quan sát vì chúng sẽ tự thuyên giảm khi trẻ phát triển hơn. Trong trường hợp trẻ cần điều trị, dưới đây là một số lựa chọn:
Khi được chẩn đoán mắc bệnh parkinson, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng một số thuốc trị Parkinson chủ yếu để làm giảm triệu chứng bệnh:
Bệnh Parkinson có thể được điều trị bằng thuốc giảm triệu chứng
Lưu ý: Đây đều là các thuốc kê đơn vì thế chỉ được sử dụng khi có đơn thuốc và chỉ định từ bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định!
Kích thích não sâu là một thủ thuật thường được dùng để điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi. Khi tiến hành kích thích não sâu, bác sĩ sẽ đặt điện cực vào một số khu vực cụ thể trên não. Sau đó thông qua một lập trình trước đó, xung điện từ máy phát điện sẽ được truyền đến não và từ đó giúp cải thiện các triệu chứng như:
Cho đến hiện nay vẫn chưa có cách để phòng ngừa bệnh parkinson hoàn toàn, tùy vào độ tuổi của người bệnh, bác sĩ có thể đưa ra một số phương pháp để ngăn ngừa bệnh parkinson, chẳng hạn như:
Uống cafe thường xuyên: Nhiều nghiên cứu chứng minh là có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh parkinson nhưng chỉ nên dùng cách thức này cho người lớn.
Theo dõi mức vitamin D và bổ sung khi cần thiết: Một số trường hợp trẻ em bị thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ khởi phát bệnh Parkinson. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ qua chế độ ăn uống và viên uống nếu cần.
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao: Tốt nhất là vận động mỗi ngày để giúp giảm tình trạng cứng cơ bắp cũng như làm giảm nguy cơ bị trầm cảm do bệnh parkinson gây ra. Có thể nói tập thể dục gần như là một cách đơn giản và hữu hiệu nhất trong việc phòng ngừa bệnh parkinson ở cả trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn tuổi.
Hy vọng các thông tin trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Parkinson ở trẻ em để có cách xử trí và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.