Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chẩn đoán và cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả

Ngày 08/07/2022
Kích thước chữ

Parkinson là một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì thế mà nhiều người muốn biết cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Bệnh Parkinson là một bệnh lý mãn tính thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay chứng bệnh này ngày càng trẻ hóa và thậm chí có thể xuất hiện ở độ tuổi 25 - 30. Vì thế có nhiều người quan tâm và tìm kiếm cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. 

Chẩn đoán bệnh Parkinson 

Bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn tức bệnh Parkinson giai đoạn cuối, khi mà các triệu chứng của bệnh đã ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Bởi các triệu chứng ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt như bệnh Parkinson gây run tay và làm người bệnh thường chủ quan cho qua. 

Mặt khác, hiện nay cũng chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh Parkinson. Khi bạn đi khám, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh tật, xem xét các dấu hiệu, triệu chứng hiện tại, khám thần kinh và toàn bộ cơ thể để sơ bộ đưa ra chẩn đoán bệnh. 

Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc chẩn đoán Parkinson, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hay các xét nghiệm hình ảnh MRI, CT và PET để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác cũng gây nên triệu chứng tương tự Parkinson. 

cách điều trị bệnh parkinson hiệu quả 1

Bệnh Parkinson cần được chẩn đoán xác định bởi bác sĩ chuyên khoa thần kinh

Cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả 

Hiện nay bệnh Parkinson vẫn chưa có cách để chữa khỏi nhưng dùng thuốc và một số biện pháp khác sẽ giúp phòng bệnh Parkinson, cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tiến triển gây nên các biến chứng nguy hiểm khác. 

Điều trị Parkinson bằng thuốc 

Thuốc là cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả giúp người bệnh cải thiện chứng run, các vấn đề về di chuyển và dáng đi. Những loại thuốc này sẽ làm tăng nồng độ dopamine trong não bù lại cho lượng dopamine giảm thấp ở người bệnh Parkinson. Các thuốc này bao gồm: 

  • Carbidopa-levodopa (hay còn gọi là levocarb và co-careldopa): Đây là một dạng tiền chất của dopamine, khi vào não sẽ chuyển hóa thành dopamine. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nhóm thuốc này có thể bao gồm chóng mặt và buồn nôn. 
  • Thuốc đồng vận dopamine (dopamine agonists): Khác với có thể của levodopa - là một dạng tiền chất sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dopamine, các hợp chất đồng vận dopamine sẽ bắt chước hiệu ứng của dopamine trong não. Mặc dù không cho hiệu quả đơn lẻ tốt như levodopa nhưng các thuốc đồng vận dopamine có thời gian duy trì tác dụng dài hơn sẽ giúp củng cố thêm tác dụng của levodopa. Một số tác dụng phụ của thuốc đồng vận dopamine cũng tương tự như levodopa nhưng có thêm một số triệu chứng khác như buồn ngủ, ảo giác, nghiện tình dục, nghiện ăn uống,...
  • Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine B (IMAO-B): Là một nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm. Enzyme MAO-B đóng vai trò chuyển hóa dopamine trong não. Vì thế khi ức chế enzyme này sẽ giúp ngăn chặn quá trình phân hủy dopamine trong não. Từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.
  • Thuốc ức chế Catechol O-methyltransferase (COMT): COMT thường không được dùng riêng lẻ trong điều trị Parkinson mà dùng để kéo dài tác dụng của Levodopa bằng cách ngăn chặn enzyme phân hủy hợp chất này. 
  • Thuốc kháng cholinergic. Thuốc kháng cholinergic là nhóm thuốc đã được sử dụng từ rất lâu trong liệu trình điều trị bệnh Parkinson với vai trò kiểm soát chứng run do Parkinson gây ra. Một số thuốc kháng cholinergic thường dùng bao gồm: benzatropine, trihexyphenidyl. 
  • Amantadine: Bên cạnh là một chất kháng virus cúm thì amantadine cũng được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson nhằm giúp lấy lại cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ. Bác sĩ có thể kê đơn amantadine đơn lẻ cho bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn đầu và kết hợp với levodopa khi bệnh tiến triển nặng hơn.

cách điều trị bệnh parkinson hiệu quả 2

Dùng thuốc là một trong các cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả hiện nay

Liệu pháp điều trị không dùng thuốc

Bên cạnh việc dùng thuốc, phục hồi chức năng cũng là một phần quan trọng trong cách điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Chương trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân Parkinson bao gồm: 

  • Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động, có thể điều trị bệnh Parkinson theo y học cổ truyền
  • Tập phục hồi chức năng ngôn ngữ. 
  • Tập thể dục, đi bộ,...

Điều trị bằng phẫu thuật 

Ngày nay, bên cạnh các phương pháp điều trị bảo tồn thì với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh Parkinson tiến hành phương pháp kích thích não sâu (DBS). Phương pháp này thường chỉ được chỉ định cho người bệnh Parkinson ở những giai đoạn tiến triển có đáp ứng kém với thuốc.

Trong quá trình điều trị, một điện cực sẽ được cấy vào khu vực đang gặp phải các triệu chứng của Parkinson trong vùng não sâu. Các điện cực này sẽ được kết nối với một máy phát điện lắp ở vùng xương đòn. Máy phát điện sẽ đóng vai trò phát ra tín hiệu điện để truyền đến những điện cực ở vùng não sâu. 

Bác sĩ sẽ điều chỉnh thiết lập của các thiết bị này sao cho phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Thông qua tín hiệu điện đến não, kích thích não sâu sẽ giúp ngăn chặn các tín hiệu não bất thường gây ra rối loạn thần kinh. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ như: 

Ngoài ra, một số người cũng gặp trục trặc với hệ thống này thì bác sĩ có thể cần điều chỉnh hoặc thay thế một số bộ phận của thiết bị. Dù hệ thống kích thích não sâu có thể duy trì hiệu quả điều trị lâu dài nhưng không thể ngăn bệnh Parkinson phát triển và hình thành biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh nhân có thể tham khảo chữa bệnh Parkinson bằng tế bào gốc dưới ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

cách điều trị bệnh parkinson hiệu quả 3 Tập luyện cũng là một phần của cách điều trị Parkinson hiệu quả

Bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân Parkinson

Bệnh Parkinson đặc biệt là giai đoạn càng về sau sẽ càng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Hoặc với người cao tuổi mắc bệnh Parkinson, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vì thế mà bên cạnh những phương pháp điều trị đặc hiệu kể trên, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân tập một số bài tập sau đây: 

  • Đi từng bước theo đường thẳng, khi bước nên đi theo bước dài và dạng tách hai chân để giữ thăng bằng tốt hơn, đong đưa hai tay đều đặn. Sau đó xoay người lại thì hãy đi theo đường cung tròn. 
  • Ngồi trên ghế có lưng tựa, lần lượt nhấc đầu gối phải và trái lên cao như khi đang đi bộ. Lặp lại động tác này 10 lần. 
  • Khi muốn ngồi lên khỏi giường: Xoay người nằm nghiêng và co hai đầu gối lại. Trước tiên, đặt hai chân ra khỏi ra khỏi giường sau đó dùng hai tay để chống trên người ngồi dậy. 
  • Đứng lên và ngồi xuống. Khi thực hiện bài tập này, nên chọn loại ghế tựa có tay vịn và chỗ ngồi chắc chắn. Khi muốn đứng lên, phải nghiêng người về phía trước và dùng hai tay vịn lên bờ ghế để đẩy người lên. Lúc ngồi xuống thì quay lưng về phía ghế và nghiêng người về phía trước rồi từ từ ngồi xuống, lúc này có thể vịn trên tay nắm của ghế để vững vàng hơn. 
  • Ngồi thẳng lưng hoặc đứng thẳng, hai tay để trước mặt, hai bàn tay và khuỷu tay áp sát vào nhau. Đưa hai tay ra hai bên càng xa càng tốt sao cho bả vai sau lưng co lại gần nhau. Trở lại vị trí cũ. Lặp lại động tác này 10 lần. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn biết được cách chẩn đoán và điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Mặc dù hiện nay chưa thể chữa khỏi Parkinson hoàn toàn nhưng phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Xem thêm: Chữa bệnh Parkinson bằng đậu phộng có hiệu quả không?

Quỳnh Vi 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin