Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Liều nhắc lại là gì? Vì sao cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin cho trẻ?

Ngày 08/09/2024
Kích thước chữ

Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là tiêm các mũi nhắc lại theo đúng lịch khuyến cáo, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch lâu dài, từ đó ngăn ngừa hiệu quả các bệnh truyền nhiễm. Vậy tiêm liều nhắc lại là gì? Cùng tìm hiểu nhé.

Ngày nay, hầu hết các bậc cha mẹ đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho trẻ, vì vậy đa số trẻ em đều được tiêm chủng đầy đủ trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn chưa hiểu đúng mức vai trò quan trọng của việc tiêm nhắc lại vắc xin để bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ. Vậy cùng Long Châu tìm hiểu liều nhắc lại là gì qua bài viết sau đây nhé!

Các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cần được tiêm phòng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi các vắc xin chống lại 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gồm: Uốn ván, viêm gan, lao, bạch hầu, ho gà… Cần tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi thứ 4 (DPT 4) và vắc xin sởi - rubella khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi.

Đối với chương trình tiêm chủng dịch vụ, để tăng cường hệ miễn dịch tối ưu trẻ cần được tiêm nhiều loại vắc xin khác như vắc xin phòng tiêu chảy do Rotavirus, cúm, vắc xin phòng phế cầu, HPV, thủy đậu, viêm gan A, thương hàn, viêm não do não mô cầu BC, AC. Đa số các loại vắc xin này đều yêu cầu tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả bảo vệ lâu dài. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều trường hợp trẻ không được tiêm các mũi nhắc lại do phụ huynh lầm tưởng rằng việc tiêm phòng một lần khi trẻ còn nhỏ là đủ. 

Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng với một số loại vắc xin, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ cả mũi cơ bản và mũi nhắc lại theo đúng lịch để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Liều nhắc lại là gì? Vì sao cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin cho trẻ?
Trẻ em cần được tiêm những loại vắc xin nào?

Liều nhắc lại là gì?

Đối với một số loại vắc xin, sau khi hoàn tất các liều tiêm cơ bản, kháng thể chỉ có khả năng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ thể sẽ mất khả năng bảo vệ tối ưu và dễ bị nhiễm bệnh nếu không được tiêm nhắc lại khi lượng kháng thể này giảm xuống. Độ bền của kháng thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại vắc xin, công nghệ sản xuất và phản ứng miễn dịch của từng người. Chính vì vậy, việc tiêm nhắc lại là rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và duy trì kháng thể, giúp cơ thể có khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm trong thời gian dài.

Vậy liều nhắc lại là gì? Các mũi vắc xin nhắc lại chỉ phát huy tác dụng đối với những loại vắc xin đã kích hoạt trí nhớ miễn dịch trong các mũi tiêm trước đó. Đối với những vắc xin không tạo được trí nhớ miễn dịch hoặc chỉ cung cấp khả năng bảo vệ ngắn hạn, các mũi tiêm sau được xem như tiêm mới. 

Một số loại vắc xin, chẳng hạn như vắc xin phòng sởi, có khả năng miễn dịch kéo dài trong nhiều năm, nhưng vẫn được tiêm nhắc lại hoặc bổ sung khi có dịch. Mục đích của những lần tiêm nhắc lại này là để đảm bảo các trẻ chưa được tiêm chủng hoặc miễn dịch kém từ các lần tiêm trước được bảo vệ, từ đó duy trì và củng cố miễn dịch cộng đồng.

Liều nhắc lại là gì? Vì sao cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin cho trẻ?
Điều chỉnh thời gian để tiêm vắc xin liều nhắc lại

Vắc xin nào cần tiêm liều nhắc lại?

Để đảm bảo cơ thể trẻ được bảo vệ một cách tối ưu, cần tiêm các mũi vắc xin nhắc lại nhằm duy trì và nâng cao hiệu giá kháng thể. Các mũi nhắc lại này chỉ áp dụng cho các loại vắc xin mà nồng độ kháng thể suy giảm theo thời gian, thường là các loại vắc xin bất hoạt. Lịch tiêm nhắc lại cho các loại vắc xin cụ thể như sau:

  • Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván: Trẻ cần tiêm nhắc lại ở 18 tháng tuổi, sau đó nhắc lại vào các giai đoạn 4-6 tuổi, 10-13 tuổi hoặc muộn hơn; trong trường hợp nguy cơ cao, có thể tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (bất hoạt): Tiêm nhắc mũi thứ 3 một năm sau mũi thứ 2 sau đó, tiêm nhắc lại mỗi 3 năm cho đến khi trẻ 15 tuổi.
  • Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản sống giảm độc lực (Imojev): Đối với trẻ từ 9 tháng đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi nhắc lại sau 1-2 năm.
  • Vắc xin phòng bại liệt uống: Trẻ dưới 5 tuổi có thể uống bổ sung 2 liều cách nhau 1 tháng để tăng cường khả năng bảo vệ.
  • Vắc xin phòng nhiễm khuẩn do Hib: Nên tiêm nhắc lại khi trẻ được 18 tháng tuổi.
  • Vắc xin phòng sởi, sởi - quai bị - rubella (MMR): Liều vắc xin sởi đầu tiên được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, liều nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi bằng vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella). Mũi MMR thứ hai tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 4 năm.
  • Vắc xin phòng cúm: Tiêm nhắc lại hàng năm, đặc biệt là cho các đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người già, người mắc bệnh huyết áp, hen suyễn, tiểu đường...
  • Vắc xin phòng thương hàn: Tiêm nhắc lại mỗi 3 năm tại các vùng có dịch thương hàn nặng hoặc có dịch bệnh, đặc biệt quan tâm đến trẻ em và người cao tuổi.
  • Vắc xin phòng tả (uống): Nên uống nhắc lại hàng năm tại những khu vực có dịch tả thường xuyên, đặc biệt cho các nhóm người có nguy cơ cao.
  • Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu AC: Nên tiêm nhắc lại mỗi 3 năm.
  • Vắc xin phòng phế cầu: Lịch tiêm nhắc lại phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ khi tiêm mũi đầu tiên và loại vắc xin sử dụng.
Liều nhắc lại là gì? Vì sao cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin cho trẻ?
Mũi MMR thứ hai tiêm sau mũi đầu tiên ít nhất 4 năm

Qua bài viết trên Long Châu cũng mong rằng mọi người hiểu hơn về liều nhắc lại là gì cũng như tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho bé. Không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm, tiêm nhắc lại còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất và trí tuệ. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin