Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một bệnh nhân 65 tuổi ở Côn Minh mắc phải Covid-19 với triệu chứng rất nặng đã được cứu sống nhờ liệu pháp tế bào gốc. Bước tiến lớn này cũng mở ra một hướng điều trị mới khi mà hiện nay bệnh vẫn chưa có thuốc hay loại vaccine đặc hiệu nào.
South China Morning Post cho biết, người phụ nữ này đã được áp dụng liệu pháp tế bào gốc để điều trị, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, và phục hồi đáng kinh ngạc. Bệnh nhân trước đó đã phải nhập viện tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Bảo Sơn, Côn Minh, trong gần 2 tuần sau khi xác nhận nhiễm Covid-19.
Bài báo xuất bản bởi một nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Hu Min dẫn đầu, thuộc Đại học Côn Minh cho biết, chỉ sau 4 ngày được tiêm tế bào gốc điều chế từ dây rốn, bệnh nhân 65 tuổi đã có thể đứng dậy và đi lại từ chỗ nằm liệt giường. Dù mới là ca điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc đầu tiên, nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng cũng như truyền cảm hứng cho các thử nghiệm lâm sàng tương tự, để điều trị bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng. Vừa qua, nghiên cứu của nhóm đã được đăng tải trên trang Chinaxiv.org vào ngày ngày 27/2.
Nữ bệnh nhân bay từ tâm dịch Vũ Hán đến Côn Minh vào ngày 21/01. Một tuần sau đó bà có triệu chứng sốt nhẹ, ho và mệt mỏi nên đến bệnh viện khám và được chẩn đoán dương tính với Covid-19. Sau đó người bệnh được nhập viện và điều trị ở Bệnh viện Bảo Sơn.
Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ nghiêm ngặt được chính phủ ban hành cho người nhiễm Covid-19, uống thuốc kháng virus và kháng sinh. Bên cạnh đó, bà mắc tiểu đường type 2 được cho thở oxy để hỗ trợ thêm. Ban đầu tình trạng tuy có cải thiện nhưng sau lại xuống dốc rất nhanh, cuối cùng vào ngày 1/2 người bệnh phải chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt. Tình hình không được cải thiện mà sức khỏe bà ngày càng tồi tệ hơn, tứ chi gần như tê liệt buộc nhóm bác sĩ phải hành động nhanh chóng.
Sau khi tham khảo ý kiến ban đạo đức bệnh viện và người nhà bệnh nhân thì từ ngày 9/2 biện pháp tế bào gốc đã được áp dụng. Tế bào gốc chính là những tế bào không phân biệt với khả năng biến thành các tế bào cụ thể để tạo ra mô, cơ quan hoặc dịch cơ thể khi cần. Loại được sử dụng nghiên cứu ở Côn Minh đến từ dây rốn trẻ sơ sinh ở phòng thí nghiệm.
Các bác sĩ cân nhắc đến liệu pháp này là bởi virus corona chủng mới gây tổn thương nghiêm trọng tới phổi, gan và những cơ quan khác. Trong khi đó nhiều thử nghiệm trên động vật đã cho thấy tế bào gốc có thể sữa chữa được tổn thương ấy. Bài báo cũng cho biết mũi đầu tiên bệnh nhân được tiêm là vào ngày 9/2, sau khi không thấy tác dụng phụ thì được tiêm thêm liều thứ 2 và 3.
Đến ngày 13/2, sau 4 ngày áp dụng tế bào gốc thì bà cũng đã có thể ra khỏi giường và đi bộ một đoạn ngắn với sự giúp đỡ hạn chế. Liều cuối cùng mà nữ bệnh nhân được tiêm là 15/2, sau đó 2 ngày đã có khả năng rời phòng chăm sóc đặc biệt và về phòng bệnh bình thường. Báo cáo của bác sĩ cho thấy dấu hiệu sinh tồn của người bệnh đã bình thường trở lại và cho ra xét nghiệm âm tính với virus corona.
Người tham gia vào thử nghiệm tương tự ở bệnh viện Trung ương ở tỉnh Hồ Nam, bác sĩ Li Honghui cho biết tiêm tế bào gốc có thể mang đến kết quả tích cực ở bệnh nhân trong 3 ngày. Ông cũng nhận định trên trang Hunan Daily là mọi người không nên đi theo lối mòn mãi mà cần táo bạo và đổi mới. Trong cuộc họp báo hôm 15/2 vừa qua, giám đốc bộ phận công nghệ sinh học, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Zhang Xinmin đã nói rằng kết quả thử nghiệm công nghệ tế bào gốc sơ bộ trên cả nước mang lại kết quả ngày càng an toàn và hiệu quả.
Các bệnh viện ở Hoàng Cương cũng nhận được lô tế bào gốc đầu tiên trong tuần trước. Truyền thông nhà nước đưa tin, họ dự định sẽ đem đi thử nghiệm với 3 bệnh nhân có triệu chứng nặng. Một bài viết khác đăng tải trên Chinaxiv hôm 28/2 thông tin thêm về 7 bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Kinh đã được áp dụng liệu pháp tế bào gốc và có tiến triển rất tốt.
Công nghệ tế bào gốc đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng vẫn còn gây tranh cãi. Tại Trung Quốc, các nhà khoa học được phép sử dụng trứng đã thụ tinh bị loại bỏ hoặc khiếm khuyết để nghiên cứu, thay cho tế bào từ phôi khỏe mạnh. Một bác sĩ giấu tên ở Bắc Kinh hiện đang điều trị cho người mắc Covid-19 cho hay, hiện ngày càng nhiều cuộc thảo luận trong cộng đồng y tế hơn về lợi ích cũng như tiềm năng của liệu pháp này.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.