Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó? Đây là vấn đề không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về loại thuốc kháng sinh này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Kháng sinh hay còn gọi là trụ sinh, là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Vậy loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Vậy loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó? Theo một số nguồn tài liệu cho biết, loại kháng sinh đầu tiên được ứng dụng sớm nhất tên là penicillin được nhà vi khuẩn học Fleming phát hiện vào những năm 40 của thế kỉ XX.
Loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó
Alexander Fleming là một nhà sinh học người Scotland, ông rất đam mê nghiên cứu và kỹ lưỡng trong việc xem xét lại các phần thí nghiệm của mình. Năm 1928, trong khi kiểm tra các đĩa nuôi cấy chứa vi khuẩn, ông phát hiện ra một hiện tượng khác thường là nấm mốc ở trên chiếc đĩa đã tiêu diệt mẻ vi khuẩn mà ông nuôi cấy tại đó. Ông đã kết luận rằng, loại nấm này đã tạo 1 chất giết chết các vi khuẩn. Loại nấm mọc giống như dạng các bụi cây này sau được đặt tên khoa học là penicillium notatum, còn chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn được đặt là penicillin, điều này sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó.
Ban đầu, penicillin được dùng để chữa các vết thương trên bề mặt, tuy nhiên nó cũng chỉ mang lại một thành công nhất định vì trong penicillin thô có chứa rất ít các hoạt chất. Fleming cũng đã cố gắng tách penicillin nguyên chất nhưng không thành công. Khoảng 12 năm sau phát hiện của Fleming, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu, tinh chế, cô đọng và thử nghiệm penicillin thành công trên cơ thể con người. Thời điểm ra đời của kháng sinh cũng rất tiện cho việc điều trị nhiễm trùng cho các chiến binh trong Thế Chiến II khi đó.
Penicillin được dùng để chữa các vết thương trên bề mặt
Không dừng lại ở các vết thương nhiễm trùng, penicillin còn chữa khỏi cả viêm phổi, giang mai, bệnh lao, hoại tử và bạch hầu. Penicillin đã mở đầu cho thời đại phục hưng trong thế giới y học thế kỷ 20.
Bên cạnh vấn đề loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó thì vấn đề tác dụng của thuốc kháng sinh cũng đáng để quan tâm. Vậy thuốc kháng sinh có tác dụng như thế nào? Sau khi đi vào tế bào, kháng sinh sẽ được đưa tới đích tác động là các thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào vi khuẩn và phát huy tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng cách:
Tác dụng của thuốc kháng sinh
Như vậy có thể thấy rằng, mỗi loại kháng sinh chỉ có tác động lên một vị trí nhất định trong thành phần cấu tạo, nó ảnh hưởng đến một khâu nhất định trong các phản ứng sinh học khác nhau của tế bào vi khuẩn, từ đó sẽ dẫn đến việc làm ngừng trệ sinh trưởng và phát triển của tế bào.
Trong trường hợp nếu vi khuẩn không bị ly giải hoặc không bị nắm bắt (thực bào) và tiêu diệt thì khi không còn tác động của kháng sinh (ngừng thuốc), các vi khuẩn này có khả năng sẽ hồi phục / sống trở lại (reversible). Với tốc độ sinh sản nhanh chóng, chỉ cần một tế bào còn sống sót thì sau vài giờ số lượng tế bào vi khuẩn đã không thể đếm được (ví dụ E. coli nếu 20 phút “đẻ 1 lứa” thì sau 5 giờ: từ 1 tế bào mẹ - ban đầu phát triển thành 215 tế bào và sau 10 giờ là 2 30 – hơn 1 tỷ); sẽ nguy hiểm hơn nữa nếu tế bào sống sót đó đề kháng kháng sinh.
Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề loại kháng sinh đầu tiên tên gì và ai là người phát hiện ra nó. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại thuốc kháng sinh này nhé!
Thủy Phan
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.