Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tummy time có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển cơ thể, thị giác, trí não, phản xạ, và cảm giác về cơ thể của trẻ nhỏ. Hãy cùng khám phá về tummy time và những thứ thế tummy time an toàn và hiệu quả dưới đây để giúp bé yêu phát triển toàn diện nhé!
Tummy time là một phần quan trọng trong sự phát triển sức khỏe và chăm sóc trẻ sơ sinh. Đây là một tư thế được khuyến nghị bởi các chuyên gia y tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lợi ích của tummy time cũng như cách thực hiện nó đúng cách để đảm bảo sự an toàn và phát triển tốt nhất cho bé.
Bé sơ sinh đã quen với việc cuộn tròn trong tử cung của mẹ trong suốt 9 tháng 10 ngày nên khi ra khỏi tử cung để đến với một môi trường hoàn toàn mới lạ, bé có thể cảm thấy bối rối khi mẹ đặt bé ở tư thế lạ: Nằm sấp. Lúc này, bé bắt đầu mở rộng tầm nhìn, khám phá thế giới bên ngoài với nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, các cơ đầu, cổ, tay và lưng của bé vẫn còn non nớt. Vì vậy, mẹ cần phải thực hiện tummy time cho bé ngay từ lúc mới sinh một cách nhẹ nhàng và cẩn thận.
Để thực hiện tummy time, mẹ cần đặt bé nằm sấp sao cho bé cảm thấy thoải mái và luôn được giám sát cẩn thận. Điều quan trọng là không để bé tự nằm sấp mà phải giữ cho bé ở tư thế này một cách an toàn.
Vậy nên tummy time khi nào? Bé có thể bắt đầu thực hiện tập tummy time ngay từ khi mới ra đời. Đối với các mẹ, việc bắt đầu càng sớm sẽ giúp bé nhanh chóng quen với tư thế nằm sấp, không cần phải chờ đến khi cuống rốn của bé rụng và lành lại mới bắt đầu.
Thực hiện tummy time đều đặn và đúng cách mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho bé yêu, bao gồm:
Thời gian bé thực hiện tummy time phụ thuộc vào từng độ tuổi. Phụ huynh có thể tham khảo thời gian cho bé thực hiện tummy time dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Dưới đây là 5 tư thế tummy time mà các mẹ có thể sử dụng ngay để tập nằm sấp cho bé thay vì để bé tự thực hiện tummy time ngay từ đầu.
Mẹ có thể ôm bé vào lòng và ngả người vào lưng ghế hoặc gối êm mềm. Sau đó, từ từ chuyển bé sang tư thế áp bụng vào ngực mẹ. Bé sẽ được tummy time trong vòng tay ấm áp và quen thuộc của mẹ, giúp bé cảm thấy yên tâm hơn.
Mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi và có thể hát cho bé nghe hoặc nhẹ nhàng xoa lưng và nói chuyện cùng bé. Mẹ có thể giúp bé thực hiện tummy time dễ dàng hơn bằng cách giữ một bàn chân của bé chạm sàn hoàn toàn, còn bàn chân kia nhích cao hơn một chút để tạo độ nghiêng nhẹ, giúp bé dễ dàng nhấc đầu lên. Đây cũng là tư thế phù hợp cho những em bé hay bị đầy hơi.
Mẹ sử dụng mặt trong của cẳng tay để ôm dọc theo ngực - bụng của bé sao cho lưng bé tựa vào người mẹ và mẹ ôm nhẹ lấy bé. Đây là một cách thú vị để bế bé trước gương và tương tác với bé thông qua việc trò chuyện.
Mẹ đặt bé nằm nghiêng trên sàn và sử dụng một chiếc khăn hoặc chăn mỏng cuộn tròn lại, đặt sau lưng bé để giữ bé nằm nghiêng. Sau đó, mẹ có thể nằm trên sàn cạnh bé. Mẹ có thể hát, làm vẻ mặt ngộ nghĩnh hoặc chơi đồ chơi cho bé xem. Với tư thế này, bé được tập luyện cả vùng cơ trước và cơ sau của cơ thể.
Mẹ đặt bé nằm sấp tựa trên một chiếc gối. Sau đó, mẹ đặt một tấm gương, một món đồ chơi hoặc một bức tranh có màu đen trắng ở phía trước mặt bé. Mẹ có thể cùng bé nói chuyện hoặc hát những giai điệu vui nhộn. Đây là tư thế cơ bản giúp bé rèn luyện các cơ ở cổ một cách tự nhiên.
Khi bắt đầu tập tummy time, mẹ nên để bé làm quen trong khoảng 1 - 3 phút ban đầu. Nếu bé khóc khi nằm sấp, mẹ có thể bế bé lên và vỗ nhẹ vào lưng để an ủi. Sau đó, mẹ có thể dần tăng thời gian tập tummy time tùy thuộc vào khả năng của bé.
Mặc dù bé có thể thích nằm sấp, nhưng nếu nằm quá lâu, bé có thể cảm thấy mỏi cổ, tay và vai. Bé cũng chưa đủ khả năng tự xoay đầu để thở nếu bé vô tình bị úp mặt xuống gối hoặc nệm. Vì vậy, mẹ cần phải chú ý quan sát bé khi bé tập tummy time, đặc biệt là ở tư thế đầu tiên, khi bé được ôm vào lòng trong một không gian ấm áp và êm dịu, bé có thể dễ ngủ quên.
Nằm sấp có thể tạo áp lực lên vùng bụng của bé. Do đó, mẹ nên chú ý rằng sau khi bé ăn, cần phải chờ ít nhất 15 phút trước khi để bé nằm sấp.
Nếu bé không thích tập tummy time, mẹ cần kiên nhẫn và tìm kiếm nhiều hoạt động thú vị khác để kết hợp với việc nằm sấp cho bé. Có thể là chơi ú òa, đọc sách, hoặc chơi với đồ chơi để tạo điều kiện thuận lợi và hứng thú cho bé.
Thực hiện tummy time là một phương pháp khuyến khích bé vận động và rèn luyện cơ bắp để giúp bé kiểm soát đầu, củng cố các cơ ở cổ và vai, chuẩn bị cho các cột mốc về sự phát triển của trẻ sơ sinh tiếp theo như việc lẫy, bò, và ngồi.
Tummy time không chỉ là một phần quan trọng của việc phát triển cơ thể cho bé, mà còn là một cơ hội cho bé khám phá thế giới xung quanh. Thực hiện tummy time đúng cách và thường xuyên sẽ giúp cho bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh từ những ngày đầu đời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.