Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lưỡi lông đen thoạt nghe có vẻ đáng sợ nhưng kỳ thực đây là tình trạng vô hại. Nhiều người còn gặp phải tình trạng lưỡi bị đen sau khi ngủ dậy mà không biết nguyên nhân do đâu. Bài viết sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Chứng lưỡi lông đen nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng thực chất không gây ra bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào cho sức khỏe của bạn hay gây ra đau đớn cho người mắc phải. Lưỡi lông đen là gì? Vì sao có người lưỡi bị đen sau khi ngủ dậy là những thông tin sẽ được giải đáp dưới đây.
Lưỡi lông đen là gì được rất nhiều người quan tâm do tình trạng này cũng khá phổ biến. Thực ra, lưỡi lông đen là kết quả của việc quá nhiều vi khuẩn hoặc nấm men phát triển trong miệng gây ra. Các vi khuẩn này tích tụ trên những nhú gai hình tròn nhỏ nằm dọc theo bề mặt của lưỡi. Thay vì rụng lông và thay mới định kỳ như bình thường, nhú bắt đầu phát triển và dài ra, tạo ra những sợi lông giống như tóc với chiều dài có thể tăng gấp 15 lần so với thông thường.
Bên cạnh đó, sự gia tăng sản xuất keratin hoặc giảm sự khử (sự bong tróc của các tế bào biểu mô bề mặt) cũng là nguyên nhân gây ra lưỡi lông đen. Nếu một người thường xuyên ăn theo chế độ ăn toàn thực phẩm mềm sẽ khiến các nhú gai trên lưỡi không được mài mòn tự nhiên. Theo thời gian chúng sẽ mọc dài ra một cách tự nhiên. Đó là lý do vì sao bỗng dưng một ngày bạn thấy lưỡi lông đen, hoặc lưỡi bị đen sau khi ngủ dậy.
Thông thường, ở người khỏe mạnh các nhú gai trên lưỡi sẽ có màu trắng hồng. Khi các nhú gai này phát triển lớn lên, các sắc tố từ thức ăn, đồ uống, vi khuẩn/nấm men mắc vào u nhú, khiến lưỡi bị nhuộm thành một màu khác mà phổ biến nhất là màu đen nên thường được gọi là lưỡi lông đen. Nói như thế không có nghĩa là lưỡi chỉ chuyển từ màu hồng sang đen mà còn có màu nâu, vàng, xanh lá cây hoặc nhiều màu khác. Dù là màu sắc nào thì đó cũng đều là kết quả của thực phẩm, đồ uống hoặc các sản phẩm chúng ta tiêu thụ tạo thành.
Dưới đây là một số thói quen và lối sống nhất định góp phần khiến phát triển lưỡi lông đen:
Tuy nhiên, chúng ta cũng lưu ý thêm một số nguyên nhân gây ra trường hợp mặc dù lưỡi không có lông dài nhưng vẫn xảy ra sự đổi màu sắc bề mặt lưỡi và các mô mềm khác trong miệng, cụ thể là:
Nam giới trên 40 tuổi (có tiền sử vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc và sử dụng kháng sinh) là đối tượng bị lưỡi lông đen phổ biến hơn, nhiều người thường xuyên gặp tình trạng lưỡi bị đen sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, những người phải dùng thuốc tiêm tĩnh mạch hay dương tính với HIV cũng sẽ gặp phải hiện tượng này. Riêng ở trẻ sơ sinh, lưỡi lông đen hiếm khi xảy ra; nếu có, nhiều khả năng là do sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm, hơn là do nhiễm trùng hoặc dùng kháng sinh hay tiền sử gia đình mắc hội chứng bệnh lý. Cha mẹ không cần quá lo lắng vì lưỡi lông đen ở trẻ thông thường là sẽ tự thuyên giảm và khỏi hẳn sau vài tuần.
Những người bị lưỡi lông đen hầu hết đều chỉ có biểu hiện thay đổi màu sắc của lưỡi chứ không gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu nào khác. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều nấm men Candida albicans phát triển trong khoang miệng thì bạn sẽ cảm giác bị nóng rát hoặc châm chích trên lưỡi (hay hội chứng rát lưỡi - glossopyrosis).
Lưu ý một số người có thể gặp các triệu chứng sau đây:
Tình trạng lưỡi lông đen, lưỡi bị đen sau khi ngủ dậy không hiếm nhưng may mắn là nó không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào cho sức khỏe. Lưỡi lông đen có thể được xử lý bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Bạn cần nhẹ nhàng đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm để cải thiện và chữa trị tình trạng lưỡi lông đen hay lưỡi bị đen sau khi ngủ dậy một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhớ vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi để đảm bảo làm sạch hoàn toàn khoang miệng. Việc uống nhiều nước mỗi ngày cũng là một trong những cách giữ cho khoang miệng được sạch sẽ, không có mùi hôi.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
Lưỡi lông đen không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể cải thiện bằng cách giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý, bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ để được thăm khám và có thể kê toa thuốc kháng sinh/thuốc chống nấm để loại bỏ vi khuẩn hoặc nấm men. Đôi khi thuốc bôi, chẳng hạn như tretinoin (Retin-A) hoặc axit salicylic cũng được kê đơn. Trường hợp đã dùng thuốc mà vấn đề vẫn không thuyên giảm, phương pháp điều trị cuối cùng là phẫu thuật cắt bỏ u nhú bằng laser hoặc đốt điện.
Phúc Khang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.