Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những người lười vận động sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể không có khả năng tự bảo vệ. Với việc tập luyện đều đặn kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
Thế nào là suy giảm hệ miễn dịch và mối liên hệ giữa vận động và hệ miễn dịch là gì? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé.
Hệ miễn dịch, một tập hợp của các tế bào bạch cầu, Lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách, cùng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Hệ miễn dịch được phân bố nhiều nhất là ở các “ngõ vào” của cơ thể, nhất là đường hô hấp và tiêu hóa.
Bằng cách sinh ra kháng thể hay tự tiêu diệt bằng các men tiêu hủy, cơ chế thực bào, các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài vào như virus, vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng sẽ bị khu trú và tiêu diệt, không gây ra bệnh được. Bất cứ nguyên nhân nào làm hệ miễn dịch bị tổn thương, không còn đảm bảo được chức năng này sẽ gọi là hội chứng suy giảm hệ miễn dịch.
Suy giảm miễn dịch là khi cơ thể giảm hay hoàn toàn không có khả năng đề kháng với sự tấn công của các tác nhân vi trùng từ bên ngoài. Từ đó, cơ thể rất dễ nhiễm trùng với mức độ nặng nề hơn người bình thường hay thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, hệ thống bảo vệ và phòng ngự bị ảnh hưởng nghiêm trọng và mất khả năng bắt giữ và chống lại. Lúc này, cơ thể rất dễ bị các tác nhân gây nhiễm khuẩn tấn công, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng thường kéo dài và lặp đi lặp lại. Sau một thời gian, các cấu trúc giải phẫu hay chức năng sinh lý của các hệ cơ quan cũng bị ảnh hưởng, suy giảm hoạt động sống.
Ở lứa tuổi nào cũng có thể mắc hội chứng suy giảm miễn dịch với nhiều cơ chế khác nhau. Nguyên nhân gây ra hội chứng này có thể được chia thành hai nhóm:
Suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh
Do rối loạn di truyền. Những đứa trẻ sinh ra có bộ gen bất thường do được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ dễ mắc nhiễm trùng hơn những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ không bị bệnh này.
Bệnh còn do các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, khiếm khuyết thực bào, giảm gamma globulin trong máu, thiếu hụt bổ thể... và không xác định (vô căn).
Suy giảm hệ miễn dịch mắc phải
Không như các loại virus khác, HIV chọn kí sinh và gây tổn thương trực tiếp trên hệ miễn dịch của con người. Do số lượng tế bào miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, cơ thể không chống đỡ được các bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nên dễ suy kiệt, tử vong.
Dùng các loại thuốc như Corticoid, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt làm xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
Với người mắc bệnh đái tháo đường, tình trạng tăng đường huyết kéo dài hoặc không kiểm soát tốt bệnh lý đái tháo đường là yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng kéo dài.
Hội chứng thận hư, sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, suy kiệt là tình trạng làm suy giảm nghiêm trọng số lượng tế bào miễn dịch trong máu, với cơ chế không được tạo ra, tạo ra không đủ số lượng, không hiệu quả, không đảm bảo chức năng hoặc bị thất thoát mất ra ngoài.
Lười vận động làm suy giảm hệ miễn dịch
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ, lười vận động có thể làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên dành 150 phút vận động vừa phải như đi bộ nhanh hoặc dành 75 phút hoạt động ở cường độ mạnh mỗi tuần.
Nhiễm trùng là triệu chứng phổ biến và rõ nhất của hội chứng suy giảm hệ miễn dịch. Do chức năng cơ bản của hệ miễn dịch là chống lại tác nhân gây hại nay không còn nữa. Người bị suy giảm miễn dịch có triệu chứng nhiễm trùng khác biệt so với người bình thường bị nhiễm trùng ở tần suất cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn, thời gian toàn phát kéo dài và mức độ luôn nặng nề hơn.
Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ hệ thống cơ quan nào hay xảy ra cùng lúc trên nhiều hệ cơ quan, khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng. Các triệu chứng nhiễm trùng theo hệ cơ quan là:
Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng kéo dài, người bệnh sẽ xanh xao, thiếu máu, nổi hạch toàn thân, mệt mỏi, gầy ốm, suy kiệt, không thể tự sinh hoạt, chăm sóc được cho bản thân mình. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng gây ức chế hoạt động các cơ quan và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Có một số biện pháp để giúp tăng cường hệ miễn dịch:
Đầu tiên, người bệnh cần ưu tiên chế độ dinh dưỡng tốt, tuy nhiên đây không phải là biện pháp duy nhất để cải thiện tình trạng bệnh. Không nên cho rằng chỉ cần ăn uống tốt thì sẽ tăng cường miễn dịch, trong khi lười vận động cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Người bệnh cần vận động thường xuyên hơn.
Cần hoạt động ở mức độ vừa như đi bộ nhanh hoặc đi bộ trên máy tập trong nhà để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hoạt động chống lại vi khuẩn cũng cải thiện hơn bởi những “tế bào diệt tự nhiên”.
Với việc hoạt động thể lực thường xuyên, hệ miễn dịch cũng giải phóng ra một lượng kháng thể Cytokin chống viêm, giúp cơ thể làm sạch “những kẻ xâm nhập”. Theo thời gian, từ sự tăng cường tạm thời biến thành những cải thiện vĩnh viễn của hệ miễn dịch và giúp ta duy trì thói quen luyện tập thể thao thường xuyên.
Theo nghiên cứu, những hoạt động thể thao ở cường độ cao, kéo dài trên 60 phút có thể làm tăng lượng Hormone gây căng thẳng, làm giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, điều này không xảy ra đối với hoạt động mức vừa phải và thời gian dưới 60 phút.
Để tạo được thói quen luyện tập hàng ngày, người tập nên đi từ mức độ dễ đến khó, sao cho bạn thấy thoải mái, dễ chịu. Đối với người đã từng tập thể dục thể thao, nên chọn một bài vừa sức tại nhà như nâng tạ nhỏ, tập với dụng cụ gia đình, tập với hướng dẫn trực tuyến của chuyên gia trên internet. Bạn có thể chủ động sắp xếp thời gian để thực hiện và nâng dần mức độ phù hợp với sức của mình.
Để thực hiện tốt việc luyện thói quen hoạt động thể lực tăng cường hệ miễn dịch, nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều rau, đủ chất, hoa quả, uống đủ nước, ngủ đủ 6-8 giờ/ ngày. Hoạt động thể thao với các bài tập thở sâu cũng rất hữu hiệu để giảm bớt những căng thẳng, stress. Nên tạo ra một kế hoạch luyện tập giống như công việc đi làm hàng ngày để thói quen được duy trì tốt và hệ miễn dịch của bạn được tăng cường tốt.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.