Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh không chỉ giúp bạn chống lại vi khuẩn, virus mà còn duy trì sức khỏe toàn diện. Vậy làm thế nào để tăng cường sức đề kháng một cách tự nhiên? Để trả lời cho thắc mắc này, sau đây là 7 thói quen quan trọng mà bạn nên duy trì để củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi sinh vật và các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài. Quá trình đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể nhận diện, tiêu diệt các tác nhân lạ, đồng thời duy trì sự ổn định bên trong. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc 7 thói quen tăng cường hệ miễn dịch nên duy trì để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Tận dụng ánh nắng mặt trời cho sức khỏe
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D nhờ vào tác động của tia cực tím B (UVB). Đây là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, rất quan trọng cho sức khỏe. Vitamin D không chỉ hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch mà còn thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi ở ruột, giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng:
Tia UVB thường có cường độ mạnh nhất trong khoảng từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, nhưng ánh nắng vào thời điểm này cũng chứa tia UVA, có thể gây hại cho da.
Do đó, thời gian thích hợp để tắm nắng là trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều, khi ánh nắng dịu nhẹ hơn.
Mỗi lần tắm nắng chỉ nên kéo dài khoảng 20-30 phút, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hãy dành thời gian tận hưởng ánh nắng đúng cách để mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe và duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
Giữ cân nặng ở mức hợp lý và lành mạnh
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh tim mạch và tiểu đường. Mức đường huyết cao tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây ra các bệnh lý. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh tật.
Bổ sung kẽm cho cơ thể
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch, đặc biệt là thúc đẩy quá trình sản sinh các tế bào lympho như tế bào T. Nhờ đó, kẽm giúp tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Một số nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm hàu, sữa, cua, thịt đỏ, đậu, các loại hạt và nhiều thực phẩm khác.
Duy trì thói quen rửa tay thường xuyên
Rửa tay là một thói quen quan trọng nhưng thường bị nhiều người bỏ qua. Việc rửa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây mỗi lần là phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh trên tay. Nguyên nhân là trong quá trình tiếp xúc với các đồ vật xung quanh, tay chúng ta dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh. Những mầm bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc hoặc đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, hãy tập thói quen rửa tay đúng cách để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Tập thể dục đều đặn
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của các cơ quan trong cơ thể mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ có khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn. Để duy trì sức khỏe và tăng cường khả năng miễn dịch, mỗi người trưởng thành nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày trong tuần, cho các hoạt động thể dục thể thao.
Ngủ đủ giấc trên 7 giờ mỗi đêm
Việc đảm bảo giấc ngủ đúng giờ và đủ thời gian không chỉ giúp cơ thể được nghỉ ngơi mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi sau một ngày dài hoạt động. Theo một nghiên cứu của Đại học California - San Francisco, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc cảm lạnh cao gấp 4 lần so với những người duy trì thói quen ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn (probiotic)
Lợi khuẩn còn gọi là men vi sinh, là những vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, duy trì sức khỏe đường ruột và giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc bổ sung các thực phẩm giàu probiotic, chẳng hạn như sữa chua, là một giải pháp hiệu quả cho những ai thường xuyên gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Thực phẩm chứa lợi khuẩn không chỉ cải thiện chức năng đường ruột mà còn giúp cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe lâu dài.
Tóm lại, với 7 thói quen tăng cường hệ miễn dịch nên duy trì được để cập trong bài viết trên không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Việc duy trì những thói quen lành mạnh như ăn uống đúng cách, tập thể dục, ngủ đủ giấc và rửa tay thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hãy thực hiện ngay hôm nay để có một sức khỏe tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.