Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quan niệm cho rằng người cao tuổi phải nghỉ ngơi, dưỡng sức, tập luyện sẽ làm hao mòn sức khỏe là sai lầm. Trên thực tế, người cao tuổi không vận động, lâu ngày thành thói quen lười vận động sẽ gây nhiều căn bệnh nguy hiểm và làm giảm tuổi.
Lười vận động gây hại cho sức khỏe của người lớn tuổi như thế nào và nên vận động ra sao là hợp lý, hãy tham khảo bài viết sao để tìm hiểu nhé.
Người cao tuổi vận động thể lực thường xuyên sẽ giúp duy trì, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm như giảm teo cơ, chống loãng xương, thoái hóa khớp, điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu, làm giảm lipid máu, chống béo phì, giảm tăng đường huyết, chống táo bón, thúc đẩy các hoạt động tiêu hóa và bài tiết, giúp cơ thể cải thiện khả năng chuyển hóa, hấp thu chất dinh dưỡng... Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả, phù hợp với người cao tuổi
Việc vận động thể lực thường xuyên sẽ kích thích cơ thể sản xuất các loại Hormone giúp làm giảm các cơn đau, giảm stress, căng thẳng, khiến tinh thần trở nên phấn chấn, tạo sự hưng phấn, ngủ ngon hơn, gia tăng sự tự tin, hạn chế các biểu hiện lo âu, trầm cảm. Như vậy vận động thể lực thường xuyên vừa có lợi cho não, mang đến nhiều lợi ích về thể chất vừa giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện tinh thần của người cao tuổi và tốt cho những người mắc các chứng bệnh tâm lý.
Ngoài ra vận động thể lực thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó làm tăng khả năng phòng chống các bệnh nhiễm trùng và cả những bệnh mạn tính không lây. Hoạt động thể lực làm cho tăng cường hoạt động hô hấp, giúp tống các vi khuẩn có hại ra khỏi đường hô hấp. Đồng thời vận động cũng tăng cường các kháng thể, bạch cầu lưu thông trong máu và hệ bạch huyết. Do đó việc phát hiện và phản ứng chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể sẽ nhanh hơn, sớm hơn, mạnh hơn. Cùng với hiệu ứng tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể tạm thời trong và ngay sau khi tập thể dục có thể ngăn vi khuẩn phát triển, cùng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Người cao tuổi chọn hình thức vận động không phù hợp với tuổi tác, cơ địa, mức độ tập luyện cũng sẽ gây hại cho sức khỏe. Ngay cả những người trẻ tuổi hay vận động viên chuyên nghiệp cũng bị đột quỵ vì tập thể dục ở mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể. Người cao tuổi cũng cần lắng nghe cơ thể xem nên tập ở mức độ nào phù hợp. Việc tập luyện quá sức có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như căng cơ, mệt mỏi, chấn thương... Thực tế đã có không ít trường hợp bị cảm lạnh, trúng gió, đau tim, thậm chí đột quỵ vì hạ thân nhiệt đột ngột do tập thể dục không khoa học.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, người cao tuổi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về cường độ tập luyện phù hợp với sức khỏe. Người bị bệnh tim mạch nên chọn môn đi bộ là phù hợp nhưng cũng tùy theo sức mỗi người. Nếu người đó mắc thêm các chứng bệnh về xương khớp, thì việc đi bộ phải theo hướng dẫn của bác sĩ, không đi nhiều vì có thể làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, xảy ra những chấn thương ngoài ý muốn trong quá trình tập luyện là chuyện bình thường, phổ biến là trật khớp vai, lật cổ chân, bong gân, té ngã... Vì vậy, người cao tuổi cần khởi động đầy đủ, mang giày thích hợp, đi trên đường phẳng, bảo đảm đủ ánh sáng, tránh trơn trượt. Nếu không khởi động đúng, tập với cường độ cao sẽ gây cảm giác mệt mỏi, đau cơ bắp, thậm chí té ngã dẫn đến gãy xương.
Những đối tượng sau không nên tập đi bộ, chạy, leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống và một số môn thể thao như cầu lông, bóng chuyền như những người có bệnh lý về cơ xương khớp (thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp gối mức độ từ vừa đến nặng). Thay vào đó, đối tượng này nên thay thế bằng các loại hình vận động ít chịu tải cho cột sống và khớp như đạp xe, bơi…
Nhìn chung, các bài tập giúp ích cho người cao tuổi thiên về các động tác có kháng lực, chịu lực, tập sức cơ như đi bộ, chạy bộ nhẹ, sử dụng tạ tay nhẹ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, thể dục nhịp điệu, bơi lội, yoga; thậm chí, làm việc nhà, làm vườn cũng là một cách tập luyện vận động cần thiết.
Cần lưu ý rằng cơ thể người cao tuổi vốn đã yếu, nếu tập thể dục ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng, dễ tạo điều kiện cho những bệnh nguy hiểm phát sinh.
Theo các chuyên gia, tập thể dục vào sáng sớm có thể khiến cơ thể gặp lạnh đột ngột, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm huyết áp thay đổi. Huyết áp tăng vào sáng sớm cộng với thời tiết lạnh dễ bị tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người.
Với người có tiền sử huyết áp cao, thành mạch máu thoái hóa dày lên làm ảnh hưởng tới tuần hoàn não. Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ bên ngoài có thể làm co tắc nghẽn những động mạch đưa máu lên não, gây thiếu oxy và chất dinh dưỡng lên não dẫn đến đột quỵ.
Với người cao tuổi bị suy giảm chức năng ở các mức độ khác nhau, không cần phải tập thể dục thể thao, chỉ cần những thay đổi tư thế trong sinh hoạt hay sự vận động đi lại di chuyển chậm rãi, nhẹ nhàng với gậy hoặc nạng cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy giảm bớt thời gian ngồi hay nằm và tăng cường các hoạt động hàng ngày hơn.
Các hoạt động thường ngày như làm việc nhà, làm vườn, chăm sóc cây cảnh, đi bộ, hoặc tập dưỡng sinh, khí công, khiêu vũ, yoga… hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn, bơi lội… đều rất có ích cho người lớn tuổi.
Trong những trường hợp mà điều kiện sức khỏe buộc phải hạn chế vận động như với những người bị bệnh nặng, bị tai biến, chấn thương, sau phẫu thuật…, khi điều kiện cho phép, cũng cần cố gắng vận động trở lại càng sớm càng tốt, dĩ nhiên là theo các loại hình vận động phù hợp. Tốt nhất là có sự tư vấn của các thầy thuốc chuyên khoa, các kỹ thuật viên vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hỗ trợ và hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu tại giường hoặc ở quanh phòng.
Buổi tối, người cao tuổi có thể thực hiện các bài tập xoa bóp, yoga tại giường nhẹ nhàng, tuy đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Khi cơ thể đã thích nghi, có thể nâng lên từ các bài tập đơn giản đến phức tạp, tăng dần thời lượng, tần suất và cường độ dựa vào khả năng và tuổi tác của mỗi người.
Đi bộ có tác dụng làm giảm huyết áp và giúp ngủ ngon hơn. Đặc biệt, nếu tập môn thể thao này thường xuyên mỗi ngày còn giúp người cao tuổi cải thiện chuyển hóa đường và mỡ, làm cơ thể tiêu thụ đường dễ dàng nên giảm lượng đường trong máu. Thậm chí, người cao tuổi đang dùng một số thuốc hạ đường máu và Insulin có thể giảm liều dùng nếu đi bộ. Đây cũng là hình thức tập luyện tốt nhất với hệ tim mạch, đồng thời nâng cao thể lực và sức đề kháng.
Ngoài đi bộ, người cao tuổi cũng có thể lựa chọn hình thức đạp xe, giúp săn chắc da, tăng cường cơ bắp, đặc biệt là bắp chân, bắp đùi và phần hông, lưng. Để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 50%,chỉ cần đạp xe khoảng 3km/ ngày.
Đạp xe không những tốt cho tim, còn tốt cho sức khỏe bệnh nhân cao huyết áp, ngăn ngừa được nguy cơ đột quỵ.
Môn bơi là hình thức vận động toàn bộ cơ thể, đặc biệt tốt cho khớp đầu gối, mắt cá chân, cải thiện mạch máu và giữ huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ hay đau tim ở người cao tuổi.
Đặc điểm của môn bóng bàn là người chơi chỉ vận động trong không gian hẹp nhưng bóng bàn rất có ích cho hệ tim mạch. Người cao tuổi chơi bóng bàn sẽ nâng cao được khả năng phản xạ, cải thiện sức khỏe và giúp tất cả các khớp thêm linh động.
Thêm vào đó, chơi bóng bàn còn giúp người cao tuổi vận động nhiều, kết hợp giữa mắt và tai, kích thích não bộ hoạt động và tăng cường trí nhớ dài hạn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.