Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cơn đột quỵ im lặng và những điều cần biết

Ngày 08/03/2021
Kích thước chữ

Cơn đột quỵ im lặng là dạng đột quỵ mà không gây ra khuyết tật nào cho cơ thể và chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe có sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng MRI.

Đột quỵ là một bệnh lý rất phổ biến, tuy nhiên ít người trong chúng ta nghe đến cơn đột quỵ im lặng. Vậy đột quỵ im lặng là hiện tượng gì và những người mắc phải hoặc có nguy cơ mắc phải cần phải làm thế nào để cơn đột quỵ im lặng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe?

Cơn đột quỵ im lặng và những điều cần biếtCơn đột quỵ im lặng là một trong những cảnh báo về sức khỏe mà bạn cần lưu ý.

Cơn đột quỵ im lặng là gì?

Cơn đột quỵ im lặng là khi bạn bị đột quỵ nhưng không nhận ra tình trạng bệnh, đó chính là cơn đột quỵ im lặng. Bệnh này chỉ được phát hiện ra khi bạn đang tiến hành kiểm tra sức khỏe bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt CT não.

Do các kiểm tra chẩn đoán bằng hình ảnh đó có thể giúp phân biệt được những cơn đột quỵ gần đây và những cơn đột quỵ trong quá khứ. Những cơn đột quỵ xảy ra gần sẽ có các tính chất như viêm, có cục máu đông và hiện tượng chảy máu trong.

Những cơn đột quỵ im lặng ở người cao tuổi cũng có những dấu hiệu nhất định do sự canxi hóa và các dư chấn khác của bệnh đột quỵ trước đó lưu lại.

Những ''tin tốt" bạn cần biết về cơn đột quỵ im lặng

Nhìn chung cơn đột quỵ im lặng sẽ bắt đầu rất nhẹ nhàng, người mắc bệnh không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì đáng kể, vì:

  • Chủ yếu là những đột quỵ im lặng quy mô nhỏ.
  • Đột quỵ im lặng thường xảy ra ở não bộ có nhiệm vụ kiểm soát chức năng.
  • Hậu quả của bệnh đột quỵ im lặng cũng không có gì đáng chú ý, điều đó chứng tỏ bạn vẫn có một sức khỏe tốt.
  • Não bộ không hề chịu tổn thường do cơn đột quỵ im lặng gây ra mà vẫn đang hoạt động rất hiệu quả. 

Đột quỵ im lặng cùng những tác động xấu tới sức khỏe

Một khi bạn đã bị đột quỵ im lặng tức là sức khỏe của bạn đang có vấn đề, đặc biệt là nguy cơ cao xảy ra những đột quỵ trực tiếp. Có thể bạn đang phải đối mặt với một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh thiếu máu não, bệnh tim mạch, tiểu đường, Cholesterol tăng cao và rối loạn đông máu. Hãy cải thiện sức khỏe của cơ thể bằng phương pháp tập thể dục thường xuyên, ăn uống khoa học, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không chỉ cơn đột quỵ lớn mới có các dấu hiệu nghiêm trọng mà các cơn đột quỵ im lặng cũng vậy. Tuy não bộ không bị tổn thương do có nhiều vùng cùng kiểm soát chức năng khác nhau nhưng nếu các cơn đột quỵ im lặng xảy liên tục thì não vẫn có những tổn thương nhất định.

Bạn nên làm gì nếu phát hiện cơn đột quỵ im lặng?

Khi bác sĩ chẩn đoán cho bạn rằng bạn có cơn đột quỵ im lặng trước đó thì cũng là lúc bạn nên thật sự nghiêm túc trong việc cải thiện sức khỏe của bản thân và xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt phù hợp.

Sau khi bác sĩ kết luận bạn đã bị đột quỵ im lặng trước đó thì họ sẽ đề nghị bạn làm thêm các xét nghiệm sàng lọc để xem xét các nguy cơ có thể xảy ra. Bước tiếp theo chính là đề xuất thêm các giải pháp để phòng ngừa và kiểm soát.

Cơn đột quỵ im lặng và những điều cần biết 2Bác sĩ sẽ thông báo và tư vấn cho bạn khi có xuất hiện cơn đột quỵ im lặng.

Cách để phòng tránh sự xuất hiện của các cơn đột quỵ im lặng

Hãy là người chủ động phòng tránh cơn đột quỵ im lặng bằng cách:

  • Hãy kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh đái tháo đường bởi đây là nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ và những cơn đột quỵ im lặng.
  • Duy trì huyết áp ổn định: Bạn hãy thực hiện kiểm tra huyết áp thường xuyên để có cách điều chỉnh. Nếu bị tăng huyết áp, hãy uống các loại thuốc hạ áp và điều chỉnh lại thực đơn ăn uống theo tư vấn của chuyên gia.
  • Nếu bạn bị mắc các về bệnh tim mạch như suy tim, hở van tim nên cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để mau chóng khỏi bệnh.
  • Không sử dụng chất kích thích sẽ giúp bạn trong việc điều trị cơn đột quỵ im lặng.
  • Nên cai thuốc lá vì chúng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Nếu bạn từ bỏ được thuốc lá, những ảnh hưởng xấu của việc hút thuốc sẽ dừng lại. Mạch máu của bạn cần sự chữa lành sau nhiều năm tổn thương do hút thuốc.
  • Điều chỉnh nồng độ Cholesterol và Triglyceride trong máu về mức bình thường bằng một thực đơn ăn uống lành mạnh, những thực phẩm làm giảm Cholesterol như rau quả, trái cây tươi, cá, ngũ cốc,... Tuy nhiên, thực đơn ăn uống không giúp bạn giảm tuyệt đối nồng độ Cholesterol và Triglyceride trong máu, một số người vẫn phải sử dụng thuốc. Hãy nhớ rằng việc giảm thiểu Cholesterol và Triglyceride là một việc vô cùng quan trọng giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Nên tập luyện thể thao thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn, tránh được các nguy cơ bệnh tật.
  • Việc kiểm soát căng thẳng tránh dẫn tới nguy cơ đột quỵ do stress quá nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch.
Cơn đột quỵ im lặng và những điều cần biết 3Một chế độ ăn lành mạnh là cách đề phòng ngừa cơn đột quỵ im lặng.

Việc hiểu rõ về cơn đột quỵ im lặng và cách phòng tránh chúng sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên để nhanh chóng phát hiện các nguy cơ về sức khỏe và kịp thời điều trị hiệu quả.

Bảo Hân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin