Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lupus ban đỏ có phải bệnh hiểm nghèo hay không đang là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Bởi bệnh mang đến nhiều nguy hiểm và ai cũng có nguy cơ mắc phải.
Lupus ban đỏ là bệnh được phát hiện lần đầu vào 1845 bởi Hebra. Đây là bệnh lý không rõ nguyên nhân gây ra. Bệnh thường gây tổn thương lên hầu hết các bộ phận trong cơ thể.
Bệnh lupus ban đỏ là tình trạng hệ miễn dịch tấn công vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, gây ảnh hưởng nặng nề lên nhiều cơ quan. Biểu hiện phổ biến để nhận biết bệnh là nổi ban hình cánh bướm từ hai gò má qua sống mũi. Lupus ban đỏ thường sẽ có 2 dạng chính:
Lupus ban đỏ thường gặp ở 90% là nữ giới, bệnh gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Vậy lupus ban đỏ có phải bệnh hiểm nghèo?
Để giải đáp lupus ban đỏ có phải bệnh hiểm nghèo không thì trước đó chúng ta cần nắm thế nào là bệnh hiểm nghèo.
Bệnh hiểm nghèo là những bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào quy định thống nhất về các bệnh hiểm nghèo hiện nay. Bệnh hiểm nghèo là bệnh gì và danh sách bệnh hiểm nghèo mới chỉ được quy định tại một số văn bản như:
"Theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/6/2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng, như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong hủi, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế coi là bệnh hiểm nghèo”
Danh mục bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam bao gồm:
1. Ung thư;
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu;
3. Phẫu thuật động mạch vành;
4. Phẫu thuật thay van tim;
5. Phẫu thuật động mạch chủ;
6. Đột quỵ;
7. Hôn mê;
8. Bệnh xơ cứng rải rác;
9. Tình trạng xơ cứng cột bên teo cơ;
10. Bệnh Parkinson;
11. Liệt 2 chi;
12. Mù 2 mắt;
13. Mất 2 chi;
14. Mất thính lực;
15. Mất khả năng phát âm;
16. Các tai nạn gây thương tật toàn bộ và vĩnh viễn;
17. Suy thận;
18. Bệnh nang tủy thận;
19. Viêm tụy mãn tính tái phát;
20. Suy gan;
21. Bệnh lupus ban đỏ;
22. Viêm màng não do vi khuẩn;
23. Viêm não nặng;
24. U não lành tính;
25. Loạn dưỡng cơ;
26. Bại hành tủy tiến triển;
27. Teo cơ tiến triển;
28. Viêm đa khớp dạng thấp nặng;
29. Nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết gây ra hoại thư;
30. Bệnh cơ tim;
31. Ghép cơ quan (Ghép tim, gan, thận);
32. Bệnh lao phổi tiến triển;
33. Bỏng nặng;
34. Thiếu máu bất sản;
35. Alzheimer;
36. Tăng áp lực động mạch phổi;
37. Rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động ở người;
38. Chấn thương sọ não nặng;
39. Bệnh chân voi;
40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp;
41. Ghép tủy;
42. Bại liệt.
Như bảng danh mục trên có thể thấy, lupus ban đỏ đang được liệt kê vào danh sách các bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bị và hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh.
Người mắc lupus ban đỏ sẽ phải cùng chung sống với bệnh mỗi ngày. Cách để kiểm soát bệnh và kéo dài sự sống là luôn theo dõi tình trạng sức khỏe mỗi ngày, theo đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần lạc quan và giữ chế độ sinh hoạt khoa học để chiến đấu cùng bệnh hiểm nghèo này.
Lupus ban đỏ là bệnh hiểm nghèo hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Tuy vậy nếu phát hiện sớm và có cách chữa trị đúng đắn vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh. Khi khởi phát các đợt cấp bệnh có thể gây ra: Viêm cơ tim, suy tim, tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm cầu thận, suy thận, suy gan, viêm khớp, thiếu máu, rối loạn thần kinh,...
Chính vì mức độ nguy hiểm này, người bệnh luôn cần được theo dõi chặt chẽ sức khỏe, nhất là các đợt cấp của bệnh. Các loại thuốc dùng để điều trị lupus ban đỏ sẽ có:
Các loại thuốc điều trị trên sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ về tình trạng sức khỏe bệnh nhân và kê đơn điều trị phù hợp. Lưu ý các thuốc này mang rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ sử dụng theo chỉ định từ bác sĩ.
Ngoài sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cũng nên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không sử dụng các chất kích thích. Các chất này sẽ làm phản tác dụng của thuốc điều trị hoặc phản ứng gây nguy hiểm cho người bệnh.
Bài viết này đã giải đáp thắc mắc lupus ban đỏ có phải bệnh hiểm nghèo không. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu mắc phải hãy luôn giữ tinh thần lạc quan để chiến đấu với căn bệnh này nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp