Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người cảm thấy hoang mang khi bị nổi mẩn đỏ không ngứa do không biết nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có những nguyên nhân không đáng lo ngại nhưng cũng có những trường hợp cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe.
Thông thường, khi da nổi mẩn đỏ sẽ gây ngứa nhưng trong một vài trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa. Vậy nổi đốm đỏ trên da không ngứa là dấu hiệu bệnh gì? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách khắc phục.
Những nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngứa gồm:
Giãn mao mạch là tình trạng giãn các mạch máu như hình mạng nhện li ti ở dưới da. Khi da bị giãn mao mạch, trên bề mặt da sẽ nổi mụn đỏ, có màu thẫm hơn so với da thường. Hiện tượng giãn mao mạch hay xuất hiện ở các vùng da dễ bị tổn thương như thái dương, má, mũi, chân, đùi...
Bị viêm mao mạch dị ứng gây tổn hại ở nhiều bộ phận trên cơ thể như da, ruột, khớp, thận... Ngoài triệu chứng điển hình của bệnh là da bị nổi mẩn đỏ không ngứa, người bệnh viêm mao mạch dị ứng còn có triệu chứng đau khớp, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn... Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng dẫn đến bị phù da.
Bệnh lupus ban đỏ là dạng bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể như da, thận, tim, phổi... Triệu chứng của bệnh là thường nổi mẩn đỏ không ngứa trên da kèm theo hiện tượng mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, đau khớp, sốt...
Khi bị nhiễm siêu virus, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, có các nốt mẩn đỏ không ngứa và sốt cao trên 39 độ C. Tuy nhiên, hiện tượng nổi mẩn đỏ sẽ tự hết sau 7 - 10 ngày điều trị dứt điểm.
Sốt phát ban là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ với triệu chứng nổi các nốt đỏ không ngứa trên da, gây sốt, bị tiêu chảy, đau cơ, đau họng, đau bụng...
Zona thần kinh là bệnh có triệu chứng điển hình là da nổi ban đỏ, gây rát nhưng không ngứa. Nốt ban đỏ này có thể ra nhanh chóng đến các vùng da khác và có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, viêm phổi, viêm da, cơ mặt bị liệt, dây thần kinh bị ảnh hưởng... nếu không được điều trị kịp thời.
U máu là do sự tăng sinh mạch máu quá mức, làm xuất hiện nốt đỏ, phớt xanh hoặc tím trên da ở giai đoạn khởi phát bệnh. U máu thường nổi gồ trên bề mặt da, chủ yếu khu trú ở vùng cổ, ngực, lưng, phía sau tai...
Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư da, người bệnh cũng có triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa ở da nhưng không sốt. Ban đỏ càng dày hơn rồi lan ra toàn thân khi bệnh càng tiến triển.
Nổi mẩn đỏ không ngứa là một triệu chứng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, cụ thể như:
Người bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị trong trường hợp:
Bạn có thể khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa ngay tại nhà với hai cách điều trị đơn giản sau đây:
Với triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa, bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc Tây gồm thuốc điều trị triệu chứng và thuốc điều trị tận gốc căn nguyên bệnh.
Một số thuốc điều trị triệu chứng gồm:
Các thuốc điều trị tận gốc căn nguyên bệnh được chỉ định tùy theo nguyên nhân gây bệnh tương ứng:
Để phòng ngừa tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngứa xuất hiện hay tái phát, người bệnh cần lưu ý những điều sau trong quá trình chăm sóc và sinh hoạt hàng ngày:
Tóm lại, cần phải căn cứ trên nguyên nhân kích hoạt hiện tượng nổi mẩn đỏ không ngứa mới có thể tìm ra hướng điều trị. Do đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.