Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn gây ra những tổn thương đa dạng trên cơ thể, đặc biệt là trên da. Hình ảnh người bệnh lupus thường để lại những ấn tượng khá ám ảnh. Hãy cùng khám phá các hình ảnh bệnh lupus ban đỏ trong bài viết sau đây nhé!
Lupus ban đỏ là căn bệnh bí ẩn với những triệu chứng đa dạng, gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt và cuộc sống. Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh là những tổn thương trên da. Những hình ảnh về làn da đỏ ửng, nổi ban, loét,… có thể trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về những hình ảnh bệnh lupus ban đỏ.
Làn da không chỉ là lớp bảo vệ ngoài cùng của cơ thể mà còn là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của mỗi người. Và thông qua những hình ảnh bệnh lupus ban đỏ, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán phần nào căn bệnh này.
Hình ảnh da bị phát ban đỏ là một trong những biểu hiện của bệnh trên da phổ biến nhất. Trên da người bệnh thường xuất hiện các mảng đỏ ở bề mặt. Phát ban có thể có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, nhưng phổ biến nhất là phát ban hình cánh bướm, hình ảnh lupus ban đỏ dạng đĩa ở má hoặc các vùng da rải rác trên cơ thể. Phát ban có thể đi kèm với cảm giác ngứa, nóng rát, hoặc đau nhức, làm người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng.
Ngoài ra, hình ảnh vết loét cũng khá thường gặp ở bệnh nhân bị lupus ban đỏ hệ thống. Những vết loét này có thể xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau, với kích thước và màu sắc thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Vết loét không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là khi vết loét lớn hoặc nằm ở các vị trí dễ tiếp xúc.
Ngoài ra, bác sĩ cũng quan sát thấy bệnh nhân xuất hiện hình ảnh bệnh lupus ban đỏ là các tổn thương niêm mạc miệng, mũi. Các tổn thương này gây viêm loét và cảm giác khó chịu trong quá trình ăn uống hoặc thở. Một số người bệnh bị thay đổi màu da như xuất hiện các vết thâm hay đốm nâu.
Ngoài những hình ảnh biểu hiện trên da, một số hình ảnh của người bệnh cũng là dấu hiệu nhận biết lupus ban đỏ. Người mắc bệnh lupus ban đỏ thường thể hiện sự mệt mỏi, đau đớn. Họ có thể trông xanh xao, thiếu sức sống do bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Lupus ban đỏ thường gây ra mệt mỏi kéo dài, khiến họ khó duy trì năng lượng, luôn ủ rũ, thiếu sức sống. Các triệu chứng như đau khớp, phát ban, đặc biệt là phát ban hình cánh bướm ở má, làm người bệnh bị ảnh hưởng đến ngoại hình và cảm thấy thiếu tự tin.
Trong quá trình điều trị bệnh, hình ảnh thường thấy ở người bệnh là truyền dịch hoặc dùng thuốc. Họ phải tuân thủ yêu cầu dùng thuốc (chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch) nghiêm ngặt. Việc điều trị bệnh không chỉ kéo dài mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, nổi mụn, tăng cân,…
Ngoài những hình ảnh bệnh lupus ban đỏ nhìn thấy bằng mắt thường, người bệnh cũng phải chịu những tổn thương bên trong không thể nhìn thấy. Nhiều người bệnh gặp phải tình trạng sưng và đau khớp, gây hạn chế trong vận động. Các khớp có thể bị viêm, làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn khi di chuyển, thậm chí gây ra tình trạng cứng khớp. Viêm khớp kéo dài có thể gây biến dạng khớp.
Hệ tim mạch cũng có thể bị ảnh hưởng với một số bệnh lý viêm màng ngoài tim hoặc viêm cơ tim, làm suy giảm chức năng tim. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch như rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với thận, tình trạng viêm có thể gây ra viêm thận và trong trường hợp nghiêm trọng hơn là suy thận. Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng lọc máu và loại bỏ chất thải của cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác.
Hệ thần kinh cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Các biểu hiện thường gặp bao gồm đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Trong một số trường hợp nặng, bệnh còn có thể gây rối loạn tâm thần, làm cho người bệnh mất kiểm soát cảm xúc hoặc gặp phải tình trạng hoang tưởng.
Các hình ảnh bệnh lupus ban đỏ khá đặc trưng và thường gây ám ảnh. Chúng có thể gây ra tác động tâm lý nghiêm trọng. Cảm giác tự ti thường xuất hiện do những biểu hiện rõ rệt trên da hoặc tóc. Những dấu hiệu này khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với người khác, từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
Lo lắng và căng thẳng cũng là những trạng thái thường gặp ở người bệnh. Lupus ban đỏ mãn tính khiến người bệnh thường lo ngại về sự tiến triển của bệnh, các biến chứng tiềm ẩn có thể xảy ra. Sự lo lắng này kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, mất ngủ, thậm chí là trầm cảm.
Ngoài ra, nhiều người bệnh còn có xu hướng cô lập bản thân. Họ thường né tránh các hoạt động xã hội và hạn chế giao tiếp với người khác để tránh bị chú ý hoặc vì lo sợ những ánh nhìn soi mói từ người khác. Hầu hết người bệnh đều không thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc trên khuôn mặt. Điều đó cho thấy căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của họ.
Khi nghi ngờ mình có những hình ảnh bệnh lupus ban đỏ, việc trước tiên bạn nên làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác dựa trên các triệu chứng, kết quả xét nghiệm và khám lâm sàng. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm nguy cơ biến chứng.
Khi đi khám, bạn nên nói rõ các triệu chứng bạn đang gặp phải, thời gian xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng với bác sĩ. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh lý tự miễn, bạn cũng nên kê khai với bác sĩ. Bạn cũng nên mang theo danh sách các loại thuốc đang sử dụng nếu có.
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, thời gian xuất hiện, các yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh gia đình. Sau đó, bạn sẽ được khám kỹ lưỡng da, khớp, tim, phổi và các cơ quan khác. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu, nước tiểu, sinh thiết da để xác định các kháng thể tự miễn, đánh giá chức năng các cơ quan và loại trừ các bệnh khác.
Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ không chỉ là những tổn thương về thể chất mà còn là những nỗi đau tinh thần của người bệnh. Hi vọng rằng, qua những hình ảnh này, chúng ta sẽ có thêm sự thấu hiểu và đồng cảm với những người đang phải chống chọi với căn bệnh này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.