Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lupus ban đỏ là một bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng lupus ban đỏ ở chân là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào?
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ giới tính nào. Đây là một bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng tấn công các tác nhân lạ gây bệnh trong cơ thể, tuy nhiên khi bị lupus ban đỏ thì hệ miễn dịch lại bị rối loạn nhận diện. Chúng nhận diện các tế bào là tác nhân lạ và tấn công lên các cơ quan trong cơ thể làm tổn thương nhiều bộ phận.
Trên thế giới, bệnh lupus ban đỏ có hàng triệu người mới mắc hàng năm nhưng còn ít người biết đến sự tồn tại của bệnh.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân mắc lupus ban đỏ vào điều trị tại trung tâm luôn chiếm số lượng đông nhất với 400 - 500 người mỗi năm, chiếm hơn 1/3 tổng số bệnh nhân điều trị nội trú.
Lupus ban đỏ được chia làm 2 dạng chính:
Có thể thấy, lupus ban đỏ ở chân là tình trạng gây tổn thương và phát ban ở da chân của bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Bệnh thường gặp nhiều ở nữ giới hơn nam giới.
Lupus ban đỏ ở chân sẽ có các biểu hiện bất thường trên khu vực vùng da chân của bệnh nhân. Bệnh gây nổi ban hồng đỏ hoặc màu nâu sẫm trên da, thường vùng da nổi ban sẽ bị teo lại, có lớp sừng dày phía trên và bong vảy nhẹ. Các vết ban sẽ có hình tròn kèm viền nổi gồ lên trên bề mặt da, tách biệt vùng da bên trong và bên ngoài.
Các vùng da tổn thương ở chân sẽ dần teo và mỏng theo thời gian, sau đó có thể hình thành sẹo.
Lupus ban đỏ ở chân không gây ngứa ngáy cho bệnh nhân. Tuy nhiên vùng da ở đây sẽ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Một số triệu chứng kèm theo mà người bệnh lupus ban đỏ ở chân có thể gặp phải là: Tóc rụng nhiều hơn thường ngày, móng tay, móng chân giòn và rất dễ gãy, nhiều vết sẹo gây mất tự tin…
Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của bệnh lupus ban đỏ nói chung và tình trạng lupus ban đỏ ở chân nói riêng. Những bệnh nhân có nguy cơ cao phát bệnh và khiến bệnh trở nặng đó là: Có người thân hoặc tiền sử người trong gia đình đã nhiễm bệnh lupus ban đỏ hoặc các bệnh về rối loạn hệ miễn dịch, tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn và độc hại, rối loạn nội tiết tố (ở nữ).
Bệnh phổ biến ở độ tuổi trưởng thành, những người Mỹ gốc Phi cũng thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn các đối tượng khác.
Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa ở chân hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các bác sĩ sẽ lấy mục tiêu là kiểm soát bệnh, ngăn ngừa vùng ban lan rộng và giảm thiểu hình thành sẹo trên da cho bệnh nhân. Để điều trị người bệnh cần sẵn sàng tâm lý vì sẽ cần chữa trị liên tục và lâu dài.
Lupus ban đỏ ở chân gây ra ảnh hưởng lên da nên bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc dạng bôi hoặc uống. Các nhóm thuốc có corticoid thường được dùng nhiều để điều trị cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Tuy nhiên, các thuốc điều trị lupus ban đỏ sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ.
Ngày nay, các loại thuốc mỡ chứa thành phần ức chế calcineurin cũng được ưu tiên sử dụng với bệnh nhân lupus ban đỏ. Nhờ vậy, những tổn thương trên bề mặt da sẽ không lây lan sang các khu vực lân cận. Khi sử dụng loại thuốc này cần tham khảo về liều lượng của bác sĩ. Bởi vì nhiều nghiên cứu cho biết lạm dụng các loại thuốc ức chế calcineurin trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư da.
Người bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa hay lupus ban đỏ ở chân cần theo sát tình trạng bệnh để điều trị hiệu quả hơn. Theo khảo sát, có khoảng 5% người bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa tiến triển lên thành lupus ban đỏ hệ thống. Lúc này bệnh không đơn thuần chỉ ảnh hưởng ngoài da mà sẽ gây tổn thương vào bên trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: Viêm khớp, viêm màng não, viêm cầu thận, suy thận, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, suy gan, thiếu máu, rối loạn thần kinh… Chính vì vậy nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh lupus ban đỏ ở chân cũng nên báo cho các bác sĩ và kiểm tra để có phương hướng kiểm soát bệnh tốt nhất.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý:
Tuy chưa thể chữa hoàn toàn nhưng khi được điều trị đúng cách có thể kiểm soát bệnh. Khi bị lupus ban đỏ dạng đĩa ở chân, bệnh sẽ để lại các vết sẹo vĩnh viễn gây mất tự tin cho bệnh nhân. Chính vì vậy, người bệnh giữ tinh thần lạc quan để điều trị bệnh là rất quan trọng đấy nhé.
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.