Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguy hiểm tiềm ẩn với bệnh lý lupus ban đỏ sau sinh

Ngày 07/08/2022
Kích thước chữ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt, lupus ban đỏ sau sinh thường gây ra nhiều tác động nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu rõ hơn tại đây.

Lupus ban đỏ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Lupus ban đỏ sau sinh là vấn đề nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số lưu ý dành cho các mẹ khi bị lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ là gì?

Nguy hiểm tiềm ẩn với bệnh lý lupus ban đỏ sau sinh 1 Hình ảnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh lý tự miễn, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan khác trên cơ thể. Lupus ban đỏ được chia ra làm 2 thể chính là lupus ban đỏ dạng đĩa và lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh thường gặp trong các bệnh lý tự miễn. Theo thống kê, lupus ban đỏ thường gặp chủ yếu ở nữ giới, tỷ lệ này có thể lên đến 90%, tỷ lệ nhiễm bệnh 50/10.00.000 người dân.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lupus ban đỏ bao gồm:

  • Da: Có đến 3/4 số bệnh nhân tự thấy các ban đỏ nổi bất thường trên da. Đặc trưng là hồng ban có dạng hình cánh bướm ở mặt. Các vùng khác như lưng cổ, bàn tay,... cũng có thể xuất hiện các ban đỏ như trên. Ngoài ra, tổn thương da do lupus còn có dạng các bọng nước, dát xuất huyết. 
  • Niêm mạc trong miệng, vùng hầu họng dễ lở loét nhưng không đau. Tóc vàng, dễ gãy và rụng nhiều.
  • Tim: Đau ngực, khó thở giống viêm cơ tim, màng tim. Đôi khi bệnh đã diễn tiến nặng, gây suy tim.
  • Phổi: Triệu chứng của viêm phổi, viêm màng phổi cũng hay gặp và có thể suy hô hấp.
  • Khớp: Viêm khớp là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại.
  • Máu: Phần lớn người bệnh đều bị thiếu máu, dẫn tới da xanh, niêm nhạt, môi tái, hạn chế khả năng gắng sức. 
  • Thận: Bệnh nhân thường có các triệu chứng của viêm thận như: Tiểu đục, tiểu máu, phù toàn thân, tăng huyết áp. 
  • Tâm thần kinh: Có biểu hiện rối loạn phương hướng, giảm tri giác, mất trí nhớ, đôi khi có đau đầu dữ dội hay co giật toàn thân. 

Lupus ban đỏ sau sinh - Căn bệnh nguy hiểm đối với các sản phụ

Nguy hiểm tiềm ẩn với bệnh lý lupus ban đỏ sau sinh 2 Nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ sau sinh cao ở phụ nữ

Vấn đề thai sản trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho cả mẹ và con. Theo nhiều nghiên cứu, quá trình thai sản là một trong những yếu tố gây khởi phát đợt cấp của bệnh lupus. Các cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất là da, thận, máu và khớp. Trong đó tổn thương thận nặng nhất với các biểu hiện của viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận. Đây cũng là một trong những yếu tố tiên lượng xấu, có thể dẫn đến tử vong mẹ trong thai kỳ.

Bệnh có thể là nguyên nhân làm tổn thương đường dẫn truyền nhịp tim dẫn đến rối loạn nhịp tim, khiến nhịp thất còn 40 lần/phút. Block nhĩ thất trong giai đoạn bào thai chiếm tỉ lệ 1/20.000 trường hợp, làm tăng tỉ lệ tử vong sau sinh.

Không chỉ gây nguy hiểm cho các mẹ trước và trong quá trình mang thai, lupus ban đỏ còn ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh. 

Cách cho trẻ bú mẹ bị lupus ban đỏ an toàn

Nguy hiểm tiềm ẩn với bệnh lý lupus ban đỏ sau sinh 3 Cho con bú an toàn khi mẹ bị lupus ban đỏ sau sinh

Đối với trường hợp lupus ban đỏ sau sinh, nếu có ý định cho con bú sữa mẹ, cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Sức khỏe của mẹ bỉm: Các triệu chứng của lupus ban đỏ như viêm khớp, phát ban và mệt mỏi có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau quá trình sinh nở. Điều này có thể gây kiệt sức và khó khăn hơn cho các mẹ khi cho con bú.
  • Sự phát triển của bé: Có đến một nửa số thai phụ mắc lupus ban đỏ sau sinh. Bệnh khiến cho em bé sinh ra bị nhỏ cân và yếu hơn. Do đó, mẹ cần có sự chăm sóc đặc biệt và cho em bé bú sữa mẹ nhiều hơn.
  • Sử dụng thuốc điều trị an toàn: Một số thuốc điều trị lupus ban đỏ có thể gây nguy hiểm cho bé khi bú mẹ. Do đó, bạn nên sử dụng các loại thuốc azathioprine, hydroxychloroquine, prednisone liều thấp và NSAIDs để an toàn hơn trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, việc dùng thuốc vẫn nên theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra những ảnh hưởng với trẻ nhỏ.

Để có thể cho con bú thành công, bạn nên kiên nhẫn và bắt đầu từ việc cho con bú sữa mẹ bằng bình chuyên dụng, cho đến khi cả mẹ và bé đều sẵn sàng để bú trực tiếp. Hiện nay, nhiều phương pháp trữ sữa hoặc các dịch vụ chăm sóc mẹ bé sau sinh đều có thể giúp bạn thực hiện việc này dễ dàng. Đến khi bé cứng cáp hơn có thể tự ti mẹ và sức khỏe của mẹ cũng ổn định hơn thì có thể tập cho bé bú mẹ trực tiếp.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt là trong trường hợp mẹ bị lupus ban đỏ sau sinh. Do đó, bạn nên gặp trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt hơn trước và sau sinh để có hiệu quả tốt nhất.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin