Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên sau điều trị Sarcoma xương

Ngày 04/10/2022
Kích thước chữ

Bất cứ trẻ em nào sau khi chữa trị ung thư thành công đều cần chăm sóc đặc biệt trong thời gian dài. Việc này không chỉ giúp trẻ phục hồi chức năng mà còn ngăn bệnh tái phát trở lại.

Sarcoma xương là căn bệnh hiếm gặp và vô cùng nguy hiểm nên trong quá trình chăm sóc trẻ, cha mẹ bệnh nhi cần hết sức lưu ý những biến đổi bất thường dù là rất nhỏ của con mình. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá hoang mang vì dưới đây chính là những lưu ý khi chăm sóc trẻ, giúp con trẻ tránh xa căn bệnh quái ác này. 

Theo dõi tái phát

Các trường hợp tái phát Sarcoma xương (u xương ác tính) sau hơn 5 năm là rất hiếm. Tuy nhiên, đừng vì thế mà lơ là sức khỏe của con trẻ. Khi theo dõi tái phát, bạn cần chú ý những dấu hiệu bất thường, không đơn giản chỉ là vị trí khối u lúc ban đầu mà di căn có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Nếu phát hiện ra những biểu hiện lạ, bạn cần thông báo ngay tới các chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời. 

Bạn cũng cần cho trẻ tái khám thường xuyên. Các bác sĩ sẽ tiến hành các chẩn đoán thông thường tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi đứa trẻ. 

Ngoài ra, các loại thuốc được sử dụng để điều trị Sarcoma xương (u xương ác tính) có một tỷ lệ nhỏ, khoảng 1.5%, gây ra bệnh ung thư máu, hay còn được biết đến là căn bệnh bạch cầu. Căn bệnh này được gọi là ung thư thứ phát, có tính chất nguy hiểm không kém Sarcoma xương. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên mắc Sarcoma xương - Đọc ngay! Thăm khám định kì rất cần thiết với bệnh nhi mắc Sarcoma xương

Kiểm soát tác dụng phụ của thuốc 

Các phương pháp điều trị ung thư bao giờ cũng kéo theo các tác dụng phụ không mong muốn. Những dấu hiệu này sẽ kéo dài trong khoảng vài tháng sau khi đợt điều trị kết thúc. Chúng sẽ xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể như: Gây ra các bệnh về tim, phổi; gây lo lắng và trầm cảm; vấn đề nhận thức bao gồm trí nhớ, suy nghĩ và độ tập trung; và những khó khăn trong học tập.

Đối với Sarcoma xương (u xương ác tính), có thể có các biến chứng của phẫu thuật chỉnh hình sau khi điều trị. Trong quá trình chăm sóc theo dõi, các bác sĩ đánh giá khả năng vận động của tay chân cũng như các biến chứng nếu có. Các biến chứng của phẫu thuật chỉnh hình thường gặp gồm:

  • Gãy xương: Gãy xương có thể xảy ra nếu điều trị có ghép xương.
  • Các vấn đề với bộ phận giả bên trong. Đây là một bộ phận nhân tạo giúp thay thế chức năng của cơ quan đã bị cắt bỏ, chẳng hạn như khớp gối nhân tạo. 
  • Nhiễm trùng. 

Các bác sĩ thường điều trị gãy xương và biến chứng của phẫu thuật chỉnh hình bên trong bằng một phẫu thuật khác. Liệu pháp kháng sinh dài hạn được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm, bác sĩ có thể phải cắt cụt chi của bệnh nhân.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên mắc Sarcoma xương - Đọc ngay! 2 Gãy xương cũng có thể là một tác dụng phụ của đợt điều trị 

Các tác dụng muộn khác có thể xảy ra đối với trẻ em được điều trị Sarcoma xương (u xương ác tính), có liên quan đến tác dụng phụ của các loại thuốc hóa trị liệu. Các loại thuốc phổ biến nhất và tác dụng lâu dài có liên quan bao gồm:

Thuốc hoá trị được sử dụng

Tác hại về lâu dài

Theo dõi và quản lý

Cisplatin

Giảm thính giác, bệnh thần kinh ngoại biên với triệu chứng đau hoặc tê ở ngón tay và ngón chân

Kiểm tra thính giác; trong một số trường hợp phải sử dụng máy trợ thính.

Doxorubicin

Vấn đề tim mạch

Siêu âm tim định kỳ.

Etoposide

Bệnh bạch cầu thứ phát 

Điều trị thường tương tự như điều trị bệnh bạch cầu mới được chẩn đoán.

Ifosfamide

Vô sinh, tổn thương thận

Trữ đông tinh trùng cho các bé trai đã trải qua tuổi dậy thì trước khi bắt đầu hóa trị.

Trữ đông trứng bằng cách đông lạnh một phần buồng trứng, thường được khuyến cáo cho các bé gái.

Tìm hiểu nhiều hơn về bảo tồn khả năng sinh sản ở trẻ em bị ung thư.

Trong khi đó, tổn thương thận, đặc biệt là sự mất muối trong nước tiểu, cần phải bổ sung các chất thiếu hụt. Điều này là không cần thiết nếu tổn thương thận không phải là vấn đề trong quá trình điều trị.

Lưu giữ hồ sơ sức khỏe của trẻ 

Bạn cần lưu giữ hồ sơ của trẻ xuyên suốt quá trình điều trị, cũng như trong những lần tái khám tiếp theo. Điều này góp phần rất lớn vào quá trình theo dõi và các quyết định của bác sĩ khi chỉ định sử dụng thuốc để ngăn ngừa bệnh tái phát. Hơn nữa, một số loại thuốc trị bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ tái phát Sarcoma xương. Nhờ có hồ sơ bệnh án, trẻ có thể tự chăm sóc bản thân khi trưởng thành, biết được nên tránh hoặc nên dùng những loại thuốc nào. 

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em và thanh thiếu niên mắc Sarcoma xương - Đọc ngay! 3 Lưu giữ hồ sơ y tế cho trẻ có ý nghĩa quan trọng

Trên đây là những thông tin hữu ích để bạn có thể dễ dàng chăm sóc trẻ em sau quá trình điều trị Sarcoma xương thành công. Hãy áp dụng nghiêm khắc các nguyên tắc trên để giúp trẻ tránh xa Sarcoma xương nói riêng và các bệnh ung thư thứ phát khác nói chung nhé! 

Thu Trang 

Nguồn: Yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.