Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hắc lào là bệnh lý ngoài da dễ gặp ở trẻ sơ sinh, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiễm trùng, lở loét và thâm sẹo rất mất thẩm mỹ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị hắc lào bôi thuốc gì cho nhanh khỏi? Ba mẹ hãy tham khảo các biện pháp và bài thuốc trị hắc lào ở trẻ sơ sinh được đề cập dưới đây.
Hắc lào (hay lác đồng tiền) không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải. Bệnh hắc lào do sự tấn công của các loại nấm thuộc nhóm Dermatophytes, loại nấm da phổ biến ở khí hậu nóng ẩm. Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do cấu trúc da rất mỏng và nhạy cảm.
Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng những tổn thương trên bề mặt da khi bị hắc lào sẽ khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy, quấy khóc, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Chính vì thế, ba mẹ cần nắm được kiến thức về căn bệnh này để có cách chăm sóc trẻ đúng cách cũng như lựa chọn được loại thuốc trị hắc lào ở trẻ sơ sinh phù hợp nhất.
Ngoài yếu tố do nhiễm nấm, một số nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh hắc lào có thể kể đến như:
Để phát hiện trẻ sơ sinh có bị hắc lào hay không, ba mẹ có thể quan sát những triệu chứng trên da của bé. Nếu da trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ hình tròn như đồng xu, và xuất hiện mụn nước li ti tiết nhiều dịch, trẻ thường xuyên gãi ngứa và quấy khóc thì có thể trẻ đang bị hắc lào. Điểm đặc biệt của các vết tổn thương da do hắc lào là chúng thường có ranh giới rõ ràng với vùng da không bị bệnh.
Hắc lào trẻ sơ sinh thường khởi phát ở các vị trí da mặt hay tiếp xúc với bên ngoài như má, mép, cằm, mũi, trán, vùng da quanh tai… Nếu không dùng thuốc trị hắc lào ở trẻ sơ sinh đúng cách, theo thời gian các tổn thương trên da sẽ ngày càng ngứa dữ dội, lan rộng hơn ra toàn bộ cơ thể và rất dễ lây bệnh cho người khác.
Để xác định chính xác trẻ sơ sinh có bị bệnh hắc lào hay không, ba mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ quan sát bằng mắt thường đồng thời lấy mẫu biểu bì kiểm tra dưới kính hiển vi để kiểm tra sự tồn tại của các loại nấm. Từ đó, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Hắc lào không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ bởi khi bị tổn thương da trẻ thường quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, bỏ ngủ. Do đó, trẻ sơ sinh bị hắc lào bôi thuốc gì, uống thuốc gì chính là mối quan tâm hàng đầu của ba mẹ.
Ba mẹ thường cảm thấy rất lo lắng khi con không may bị hắc lào, nhưng trên thực tế bệnh có thể chữa khỏi dễ dàng tại nhà nếu được phát hiện sớm và chữa đúng cách. Tuy nhiên, do da trẻ rất nhạy cảm, ba mẹ nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc trị hắc lào ở trẻ sơ sinh nào.
Hầu hết trong phác đồ điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh của bác sĩ đều có các loại thuốc bôi chống nấm ngoài da đối với trường hợp bị nhẹ, và kết hợp thêm thuốc uống nếu tổn thương lớn hay thuốc bôi không mang lại hiệu quả.
Các thuốc bôi chống nấm phổ biến gồm miconazole, tolnaftate, clotrimazole. Liều dùng khuyến cáo từ 2 - 3 lần/ngày trong vài tuần liên tục. Riêng với các bé bị hắc lào ở da đầu sẽ phải sử dụng dầu gội thuốc có chứa thành phần chống nấm. Thuốc chống nấm bôi da với ưu điểm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, và hạn chế nguy cơ lan rộng.
Với các loại thuốc này, ba mẹ chỉ cần bôi một lớp mỏng lên da tổn thương theo hướng dẫn trên bao bì. Tránh bôi thuốc quá dày, quá ít có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
Với các trường hợp cần dùng thuốc bôi kết hợp thuốc uống, ba mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và kê đơn. Việc kết hợp các loại thuốc trong phác đồ điều trị sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.
Vốn là bệnh ngoài da nên việc phòng tránh hắc lào cho trẻ cũng không quá phức tạp. Khi chăm sóc trẻ, ba mẹ chỉ cần lưu ý những vấn đề như:
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về bệnh và các bài thuốc trị hắc lào ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Hy vọng ba mẹ sẽ có thêm kiến thức về căn bệnh này để chăm sóc và bảo vệ bé yêu khỏe mạnh.
An An
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.