Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chắc hẳn, những người chơi cầu lông đều muốn mình có thể sở hữu những cú tạt cầu, đập cầu hay vớt trái tay đầy uy lực. Và để có thể làm được điều này, người chơi sẽ cần luyện tập các bài tập cổ tay cầu lông giúp cải thiện sức mạnh cổ tay.
Cổ tay mạnh chính là yếu tố quyết định sự ổn định của đường cầu, giúp người chơi đạt được điểm số cao. Vậy, bạn đã biết cụ thể, tập các bài tập cổ tay cầu lông như thế nào hay chưa? Nếu như chưa, mời bạn đọc hãy theo dõi kỹ bài viết dưới đây.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cấu tạo của cổ tay. Theo đó, khớp cổ tay chính là khớp có cấu tạo phức tạp nhất cơ thể, tại khớp cổ tay tập trung hai xương dài từ cẳng tay xuống đó là xương trụ và xương quay. Tiếp đến là một nhóm 8 xương bé con con ở mu bàn tay. Ngoài ra còn có hàng chục đốt xương ngón tay khác. Chính vì thế, tại khớp cổ tay tồn tại một hệ thống dây chằng rất dày đặc nhằm mục đích nối nhiều xương lại với nhau. Tuy nhiên, chúng lại khá mỏng manh vì đa phần chỉ là xương nhỏ.
Qua một vài đặc điểm, ta có thể dễ dàng thấy được cổ tay là một trong những bộ phận nhạy cảm, dễ bị tác động. Vì vậy, việc vận động cổ tay nhẹ nhàng trước khi tham gia chơi cầu lông là việc quan trọng và không thể bỏ qua.
Nếu cổ tay yếu lại không được khởi động nhẹ nhàng trước khi tham gia luyện tập, chơi thể thao với cường độ mạnh thì sẽ khiến cho cổ tay có nguy cơ gặp phải các chấn thương như trật khớp cổ tay, trẹo cổ tay, gãy cổ tay,... Chúng không chỉ gây đau đớn mà còn khiến cho chức năng tay khó có thể hồi phục lại như ban đầu.
Bóng tập cổ tay chính là dụng cụ phổ biến mà rất nhiều người chơi tại Việt Nam sử dụng. Dụng cụ này được thiết kế hình tròn, bên trong có trục xoay quán tính, bạn xoay càng nhanh thì lực tác động vào cổ tay càng mạnh. Từ đó giúp tăng sức mạnh và sức bền cho cổ tay cũng như cơ xoắn bắp tay. Đây chính là 2 nhóm cơ có ảnh hưởng lớn nhất tới lực đập cầu và thủ cầu của người chơi.
Phương pháp luyện tập này đòi hỏi cổ tay bạn phải hoạt động liên tục theo quán tính quay cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Người chơi cần tập từ 5 đến 10 phút và 2 đến 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả.
Những cây vợt để luyện tập cổ tay thường có trọng lực từ 120g - 185g. Người chơi sẽ chọn những cây vợt cầu lông với lực phù hợp tùy thuộc vào lực cổ tay hiện tại cũng như trình độ chơi cầu lông của mình.
Nhìn qua thì những cây vợt tập lực thường không có khác biệt quá lớn so với những cây vợt cầu lông thông thường. Song, chỉ có trọng lượng là sự khác biệt lớn nhất. Những cây vợt tập lực này cũng đạt mức căng dây khá cao, từ 9 - 11kg, thậm chí, có những cây vợt có thể căng tới 12kg.
Luyện tập cổ tay với chai nước là phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà lại giúp tiết kiệm chi phí. Để thực hiện phương pháp này, bạn hãy sử dụng chai nước 500ml và dùng 1 nửa lượng nước bên trong chai. Tay cầm ở phía cuối chai nước và thực hiện động tác đập cầu, thủ cầu và ve cầu giống hệt như thao tác cầm vợt.
Cách luyện tập này sẽ tác động trực tiếp tới các cơ của từng động tác đánh cầu. Sau khi đã tập đủ lâu, bạn có thể thấy lực cổ tay thay đổi rõ rệt. Duy trì tập đều 2 lần/ ngày và trong vòng 1 tháng, bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.
Đây là phương pháp tập mà vận động viên chuyên nghiệp nào cũng phải trải qua. Nếu tập không đúng cách, cơ bắp sẽ phát triển rất nhanh, khiến cho tay to hơn, động tác đánh cầu không còn uyển chuyển.
Khi luyện tập phương pháp này, bạn cần chọn những loại tạ đơn, tạ đòn có trọng lượng nhẹ và tập đi tập lại nhiều lần, nhiều rep giúp tăng sự dẻo dai, sức bền cho cơ bắp. Lựa chọn loại tạ quá nặng sẽ chỉ khiến cho cơ bắp phát triển, dẫn tới hiện tượng tay to, thậm chí là gặp phải chấn thương trong lúc tập luyện.
Người chơi sử dụng một dụng cụ dây cao su có độ đàn hồi cố định vào bất kỳ vị trí nào trong nhà như tay nắm cửa, cánh cửa sổ,... để thực hiện những động tác xoắn cơ bắp tay, xoay người đưa tay lên cao và thực hiện tập lực các vị trí như cổ tay, bả vai.
Cổ tay chính là bộ phận quan trọng khi chơi cầu lông, lý do là bởi cách cầm vợt hay các động tác tung vợt có thể được thực hiện là nhờ có lực ở cổ tay. Dù chỉ cao khoảng 1m55 nhưng lưới cầu lông giống như một bức tường thành. Kết hợp với những cú bỏ nhỏ khiến cho cầu rơi ở khu vực sát lưới 2 mét thì người chơi buộc phải đưa quả cầu lên với góc gần như thẳng đứng thì cầu mới có khả năng qua được lưới. Và dĩ nhiên, người chơi sẽ không thể làm được điều này nếu như lực ở cổ tay không đủ mạnh và thực hiện các kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay khác không thành thục.
Tất cả các vận động viên chuyên nghiệp đều hiểu rằng, lưới ở trên sân rất cao, nếu chỉ đưa cầu thẳng sang thì khả năng cầu chạm lưới hoặc rơi xuống dưới là rất lớn, lực hút của trái đất sẽ kéo quả cầu đi xuống sớm hơn.
Do đó, tất cả các vận động viên đều phải chú trọng đến kỹ thuật tạo thành các quỹ đạo cầu xoáy phức tạp, giúp cho cầu vừa không bị lưới cản trở, vừa có thể tới các vị trí khó trên sân. Một trong số đó không thể thiếu được kỹ thuật đánh cầu lông bằng cổ tay. Các bài tập cổ tay cầu lông sẽ làm tăng sức mạnh, sự dẻo dai, nhịp nhàng cho kỹ thuật này. Tránh gặp phải các tình trạng căng cơ, chấn thương nguy hiểm khi thực hiện kỹ thuật.
Trên đây là 5 bài tập cổ tay cầu lông giúp tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai cho cổ tay. Để đạt được hiệu quả nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người chơi hãy kết hợp việc luyện tập thường xuyên với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin A, protein, chất xơ,... Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, người chơi có thể mang về kết quả tập luyện, thi đấu thật tốt.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.