Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện tượng vàng da xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và thường biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, để quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả, các mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách tắm bằng lá cho trẻ.
Theo y học cổ truyền, một số thảo dược có tác dụng đào thải Bilirubin trong máu ra khỏi cơ thể nên được dùng để cải thiện tình trạng vàng da cho trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thông tin chi tiết về mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh và cách thực hiện tắm bé.
Trong cơ thể người lớn hay là trẻ nhỏ, khi các tế bào máu mới được hình thành thì tế bào máu cũ sẽ bị phá hủy. Và nếu tế bào máu cũ bị phá hủy thì sẽ sản sinh ra chất đó là bilirubin. Chất bilirubin sẽ đi đến gan và được đào thải ra ngoài.
Sở dĩ người lớn cũng thay máu mà hiếm hoặc không mắc bệnh vàng da là do tế bào gan hoạt động tốt và mạnh khỏe. Trẻ sơ sinh sau khi chào đời, gan dường như hoạt động không tốt so với những thời gian sau đó. Do vậy mà lượng bilirubin sẽ được tích tụ trong máu và gây nên bệnh vàng da và tròng trắng mắt.
Việc dùng các loại lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh có thể áp dụng hiệu quả đối với tình trạng vàng da sinh lý. Những bé sơ sinh có vàng da sinh lý không đáng lo ngại bởi đây là một hiện tượng phổ biến. Thường chỉ sau 1 – 2 tuần từ lúc sinh ra, vàng da sinh lý sẽ biến mất. Trong thời gian này, các mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá quen thuộc, an toàn mà dân gian thường dùng để hỗ trợ loại bỏ hiện tượng vàng da.
Còn với vàng da bệnh lý (kéo dài bất thường, kèm các biểu hiện phức tạp hơn) thì cần đưa bé đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa Nhi. Vàng da bệnh lý cần được điều trị đúng phương pháp, phù hợp với từng tình trạng bệnh cụ thể.
Lá chè xanh tươi là phương pháp chữa bệnh đơn giản, an toàn và dễ làm, mang lại hiệu quả rất cao cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có tính hàn, không độc, vị chát ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lợi tiểu làm lành vết thương, tái tạo da mới.
Còn theo khoa học, lá chè xanh (còn gọi là Camelha sinensis) chứa polyphenol có tác dụng khử các gốc tự do, chống lại quá trình oxy hóa và hàm lượng chất catechin có khả năng kháng khuẩn, diệt các vi khuẩn gây hại trên da.
Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: Đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).
Tuy nhiên, tránh việc phơi nắng trực tiếp dưới ánh mặt trời vì thông thường không mang lại tác dụng gì đối với lượng bilirubin trong cơ thể bé. Nếu tắm nắng quá lâu còn khiến trẻ tiếp xúc nhiều với tia cực tím và tia hồng ngoại, làm bỏng da và tăng nguy cơ ung thư da. Các chuyên gia Nhi khoa trên thế giới đều khẳng định tắm nắng sáng không làm hết vàng da.
Cỏ lúa mì giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể của em bé. Một vài giọt nước ép lúa mì có thể được thêm vào thức ăn trước khi cho trẻ bú. Nếu em bé được bú sữa mẹ, người mẹ có thể uống nước ép lúa mì và bé sẽ nhận từ sữa mẹ.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là cần thiết cho trẻ sơ sinh và cả người lớn. Bệnh vàng da thường sẽ làm cho cơ thể mất nước. Đối với trường hợp bị vàng da nhẹ thì mẹ hãy cho con uống nhiều nước hơn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Cho trẻ bú sữa mẹ là một phương pháp đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp các cơ quan cơ thể của trẻ hoạt động và phát triển tốt. Cho trẻ bú mẹ đều đặn là cách tự nhiên giúp thải bỏ lượng bilirubin dư thừa ra ngoài cơ thể.
Nếu trường hợp mẹ không đủ sữa hay mất sữa thì có thể thay thế bằng loại sữa đặc biệt dành cho trẻ. Tùy vào lượng bilirubin trong cơ thể trẻ mà mẹ sẽ được chỉ định cho trẻ uống sữa bột có thành phần tương tự sữa mẹ với khoảng thời gian nhất định. Sau khi tình trạng vàng da của trẻ được cải thiện thì trẻ sẽ uống sữa mẹ như bình thường.
Trong táo tàu có chứa các dưỡng chất giúp điều trị tình trạng vàng da ở bé. Mẹ nên bổ sung táo tàu vào khẩu phần ăn của mình và cho bé bú sữa mẹ hoặc có thể cho vài giọt chiết xuất táo tàu vào sữa và cho bé uống, tình trạng vàng da sẽ dần được cải thiện.
Cỏ mần trầu là một loại thực vật thường mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ có tính bình, vị ngọt chát, có tác dụng làm sạch, tiêu viêm, hạ nhiệt, trừ thấp… Bên cạnh đó, cỏ mần trầu còn hỗ trợ hệ thống bạch huyết giải độc cơ thể, từ đó giúp làm mát gan. Ngoài ra, loại cỏ này còn có tác dụng điều trị các bệnh về da như vàng da, bệnh chàm, vảy nến, mẩn ngứa… và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Từ đó, có thể thấy, cỏ mần trầu rất có ích trong việc điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị vàng da, mẹ có thể mua lá cỏ mần trầu về nấu nước tắm cho bé. Mỗi tuần, cha mẹ có thể tắm cho trẻ 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả điều trị vàng da tốt nhất.
Em bé phải được cho ăn thường xuyên. Nếu bé không thể bú mẹ được vì lý do nào đó nên cho sữa ngoài. Việc cho ăn thường xuyên sẽ giúp đẩy bilirubin và giúp gan hoạt động tốt. Em bé sẽ nhanh hết bị vàng da.
Ở một số trẻ sơ sinh, sữa mẹ có thể khiến bé phát triển bệnh vàng da. Trong những trường hợp như vậy, người mẹ sẽ phải ngừng cho bú sữa một thời gian. Trong khi chờ đợi, bé cần được cho ăn sữa công thức và người mẹ phải tiếp tục hút sữa ra ngoài để đảm bảo cung cấp tốt khi bé sẵn sàng ăn sữa mẹ.
Mẹ có thể dùng các chất bổ sung thảo dược như trà hoa chuông, trà bồ công anh... Các sản phẩm thảo dược tự nhiên giúp giải độc và trẻ nhận được lợi ích của nó thông qua sữa mẹ.
Khi chữa vàng da cho trẻ bằng cách tắm lá, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:
Nếu sau vài ngày tắm lá cho bé mà không thấy có tác dụng hoặc bé có dấu hiệu dị ứng cần dừng ngay và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Mẹ cũng cần theo dõi cẩn thận tình trạng vàng da của trẻ, nếu có gì bất thường hãy đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.