Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mách mẹ nhận biết dấu hiệu có dị vật trong tai bé đơn giản nhất

Ngày 11/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cách nhận biết có dị vật trong tai bé là như thế nào? Làm sao để biết bên trong tai con yêu đang có dị vật và nên xử lý tình trạng này như thế nào, là những thông tin chính của bài viết này.

Với người lớn thì việc nhận biết có dị vật trong tai là vô cùng đơn giản, tuy nhiên với các bé yêu thì đây là điều tuyệt đối không thể xem thường. Bởi nếu không kịp thời phát hiện hoặc xử lý không đúng cách thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm về thính lực lâu dài của trẻ.

Vậy cách nhận biết dấu hiệu có dị vật trong tai trẻ em là như thế nào và nên khắc phục tình trạng này ra sao? Mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.

Cách nhận biết có dị vật trong tai bé

Thông thường, trẻ em khi vui chơi có thể nhét các vật lạ vào bên trong tai, đó có thể là phụ kiện của các loại đồ chơi, là hạt bỏng ngô, là khuy bấm, thậm chí là 1 hạt ngô, hạt lạc,… Ngoài ra, dị vật trong tai bé cũng có thể là các loại côn trùng như: Muỗi, gián, kiến,… chui vào tai bé. Vậy làm thế nào để mẹ biết đang có dị vật trong tai con?

Mách mẹ nhận biết dấu hiệu có dị vật trong tai bé đơn giản nhất Trẻ thường quấy khóc khi có dị vật trong tai.

Trên thực tế, khi có vật lạ vào trong tai con sẽ vô cùng khó chịu và có các phản ứng đi kèm. Cha mẹ có thể dựa vào cảm giác có dị vật trong tai con để nhận biết.

Một số dấu hiệu phản ánh bé đang có dị vật trong tai có thể kể đến như: Đau tai, ngứa tai, ù tai, khó khăn trong việc lắng nghe, vùng da tai sưng đỏ, chóng mặt thậm chí chảy máu và chảy mủ trong tai con.

Bên cạnh đó, con có thể xuất hiện cảm giác có con gì đang di chuyển trong tai, cảm giác buồn nôn, chóng mặt, bỏ ăn.

Trẻ em khi có dị vật bên trong tai, con sẽ biểu hiện ra bên ngoài là tình trạng ngứa ngáy, gãi tai liên tục, quấy khóc. Với các trẻ đã biết nói thì con có thể trực tiếp thông báo cho bố mẹ về cảm giác khó chịu mình đang gặp phải.

Để biết chính xác có dị vật trong tai bé hay không, cha mẹ có thể dùng đèn pin chiếu trực tiếp vào tai con và quan sát, hoặc có thể áp tai vào gần tai bé để lắng nghe xem có sự chuyển động bên trong hay không.

Mách mẹ nhận biết dấu hiệu có dị vật trong tai bé đơn giản nhất 2 Không nên dùng tăm bông ngoái tai trẻ khi nhận thấy dấu hiệu có dị vật trong tai trẻ

Xử lý như thế nào khi trẻ có dị vật trong tai?

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của trẻ cũng như độ tuổi của trẻ mà cha mẹ cần có hướng xử lý khác nhau.

Với các bé sơ sinh thì cha mẹ cần đưa con đi thăm khám ngay khi phát hiện con có dấu hiệu có dị vật trong tai. Tuyệt đối không tự ý can thiệp lấy dị vật trong tai khi không có kinh nghiệm, bởi bé sơ sinh rất non nớt, việc thao tác sai của bố mẹ lúc này có thể gây ra viêm tai giữa và vô vàn hệ lụy nguy hiểm về lâu dài đến thính lực của con.

Với các trẻ đã lớn, cha mẹ nên dùng đen chiếu vào tai con để xác nhận xem dị vật đó là gì, từ đó có hướng can thiệp khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu bên trong tai con là côn trùng sống, cha mẹ nên chiếu đèn vào đó để dị vật bay ra ngoài. Hoặc có thể hướng dẫn bé lắc đầu để côn trùng có đủ lực để bay ra.
  • Nếu dị vật là các đồ chơi, côn trùng đã chết, cha mẹ có thể dùng ống hút hoặc dùng nhíp nhỏ để gắp ra ngoài. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi dị vật tồn tại ở giữa hoặc gần bên ngoài tai. Với trường hợp dị vật ở sâu bên trong thì tốt hơn hết cha mẹ nên tìm đến sự hỗ trợ của y bác sĩ.
  • Với các cha mẹ lúng túng, khó khăn trong việc xử lý thì không nên tự làm mà cần đưa con đến viện để được chuyên gia hỗ trợ. Tuyệt đối không dùng bông ngoái tai để lấy ra, vì việc này chỉ đẩy thêm dị vật vào sâu bên trong, không bơm nước vào bên trong tai, không chọc quá mạnh có thể gây thủng màng nhĩ.
Dấu hiệu có dị vật trong tai Cho trẻ đi kiểm tra khi nghi ngờ có dấu hiệu có dị vật trong tai

Sau khi nhận biết có dị vật trong tai khiến tai con ù tai, quấy khóc, chảy mủ, chảy máu,… hoặc các dấu hiệu nghiêm trọng khác thì cha mẹ tuyệt đối không chần chừ mà cần đưa con khi khám càng sớm càng tốt. Việc chủ quan lúc này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe về sau.

Phòng ngừa dị vật rơi vào tai trẻ như thế nào?

Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng con bị dị vật trong tai bằng cách:

  • Không để trẻ tiếp xúc với các món đồ chơi nhỏ hoặc các món đồ cho linh kiện nhỏ.
  • Không để trẻ chơi với các vật dụng dễ bẻ gãy.
  • Hạn chế tối đa việc cho con chơi dưới đấy, nên sử dụng màn chắn khi con chơi.
  • Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ để tránh côn trùng.
  • Vệ sinh tai cho con thường xuyên và đúng cách.

Trên đây là những dấu hiệu có dị vật trong tai, mong rằng những thông tin trên đây hữu ích với bạn. Để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, thì cha mẹ hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa từ ngay hôm nay với các dụng cụ vệ sinh tai chuyên biệt, để con luôn được khỏe khoắn, ăn ngon, ngủ tốt, chơi vui. Chúc con yêu nhà mẹ thật nhiều sức khỏe.

Lại Thảo

Nguồn: Tham khảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm