Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hướng dẫn cách lấy dị vật trong tai trẻ với 4 bước cơ bản

Ngày 11/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Làm thế nào để lấy dị vật trong tai trẻ? Đâu là cách lấy dị vật trong tai con một cách an toàn và đơn giản?

Dị vật trong tai trẻ khiến con ngứa ngáy khó chịu, thậm chí quấy khóc. Tình trạng này không được can thiệp kịp thời, dị vật ở lâu trong tai con có thể gây viêm, gây mủ thậm chí chảy máu và ảnh hưởng đến thính lực lâu dài. Vậy nếu chẳng may trẻ bị dị vật trong tai thì cha mẹ nên làm gì? Đâu là cách lý dị vật trong tai trẻ an toàn và nhanh chóng?

Cách lấy dị vật trong tai trẻ với 4 bước cơ bản

Bước 1: Trấn an trẻ

Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu có dị vật trong tai như: ngứa tai, quấy khóc, ù tai, tai chảy mủ thậm chí chảy máu,… thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là hãy giữ bình tĩnh và trấn an trẻ. Việc bạn càng lúng túng và lo lắng sẽ khiến con càng thêm sợ hãi và hoang mang hơn, điều này có thể khiến dị vật càng đẩy sâu hơn và khó lấy ra.

Tốt hơn hết lúc này cha mẹ hãy trấn an con, không quát mắng mà dịu dàng xoa dịu con.

cách lấy dị vật trong tai bé an toàn

Trò chuyện, trấn an để con bớt sợ hãi.

Bước 2: Hỏi han trẻ

Sau khi trấn an con, cha mẹ hãy hỏi han con để biết được chính xác trẻ vừa nhét thứ gì vào tai và cảm nhận của con lúc này như thế nào.

Hầu hết các trường hợp trẻ bị dị vật trong tai là do trẻ hiếu động và tự cho vào, số nhỏ còn lại là do sự tấn công của các loại côn trùng như: muỗi, gián, kiến,…Hãy hỏi han con để biết chính xác nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất.

Bước 3: Kiểm tra tai trẻ

Nếu đối tượng bị dị vật trong tai là trẻ sơ sinh thì cha mẹ cần lập tức đưa con đến cơ sở y tế để được hỗ trợ của y bác sĩ. Tuyệt đối không tự lấy dị vật trong tai con tại nhà.

Còn nếu là trẻ em lớn tuổi hơn, cha mẹ hãy yêu cầu con nằm nghiêng và sử dụng đèn pin chiếu vào tai con để quan sát xem dị vật đó là gì, nằm ở vị trí nông hay sâu, có thể tự lấy được không hay cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Hướng dẫn cách lấy dị vật trong tai trẻ với 4 bước cơ bản 2 Kiểm tra tai trẻ xem có dị vật gì.

Bước 4: Cách lấy dị vật ra khỏi tai trẻ

Với những trường hợp dị vật trong tai là những thứ dễ lấy, nằm ở vị trí nông thì cha mẹ có thể dùng nhíp gắp ra hoặc hướng dẫn con lắc nhẹ đầu để dị vật tự rơi ra.

Nếu dị vật bên trong tai trẻ là côn trùng còn sống, thì cha mẹ hãy chiếu đèn vào tai để côn trùng theo ánh sáng bay ra. Tuyệt đối không dùng tăm bông để lấy dị vật, vì việc làm này chỉ càng đẩy dị vật vào sâu bên trong tai, việc lấy ra sẽ khó khăn hơn bao giờ hết.

Nếu dị vật trong tai con nằm sâu bên trong và khiến con đau đớn, chảy mủ, chảy máu thì cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được thực hiện các thủ thuật chuyên môn. Không nên chần chừ sẽ khiến con bị viêm nhiễm, viêm tai giữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực sau này.

Cách lấy dị vật trong tai tại bệnh viện như thế nào?

Thủ thuật này sẽ được tiến hành bởi các y bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Các dụng cụ cơ bản phục vụ cho quá trình nình sẽ gồm: đèn hoặc ống nội soi, kẹp khuỷu, móc tù, móc nhọn, thìa ráy tai,… Bên cạnh đó, có thể kèm theo một số loại thuốc kháng sinh khác nếu dị vật trong tai là các loại côn trùng đã chết.

Hướng dẫn cách lấy dị vật trong tai trẻ với 4 bước cơ bản 3 Đưa trẻ đi khám để nhanh chóng lấy dị vật ra.

Sau khi hỏi về tình trạng người bệnh, về nguyên nhân, cảm giác, triệu chứng đang gặp,… bác sĩ sẽ tiến hành bơm nước vào tai để dị vật trôi ra hoặc sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để gắp dị vật ra.

Với những trường hợp dị vật ở vị trí sâu dưới tai, xen kẽ giữa các xương khớp, không thể lấy ra một các đơn giản thì có thể phải tiến hành thủ thuật tiêm gây mê – rạch tai để lấy dị vật ra ngoài.

Nếu dị vật đó là côn trùng, bác sĩ buộc phải dùng thuốc chuyên dụng để giết côn trùng trước khi gắp ra. Về cơ bản, thủ thuật này khá đơn giản và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà tự thực hiện tại nhà, bởi 1 sơ suất nhỏ cũng có thể khiến trẻ thủng màng nhĩ, khó nghe thậm chí bị điếc, mất hoàn toàn khả năng nghe.

Lưu ý: Nếu dị vật trong tai trẻ là những vật sắc nhọn thì cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ rất khó để có thể mô tả chính xác, truyền đạt cảm giác mình gặp phải với cha mẹ, nhất là với các trẻ chưa biết nói. Vì thế, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện khi con có các dấu hiệu bất thường.

Không nên để trẻ tiếp xúc với các món đồ chơi với nhiều chi tiết nhỏ, có thể bẻ gãy, thậm chí cúc áo trẻ cũng có thể là mối nguy hiểm tiềm ẩn mà cha mẹ cần cảnh giác.

Trên đây là cách lấy dị vật trong tai trẻ đúng chuẩn y khoa mà cha mẹ có thể tham khảo. Hãy chủ động liên hệ y bác sĩ ngay khi con gặp các dấu hiệu bất thường cha mẹ nhé.

Lại Thảo

Nguồn: Tham Khảo

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm