Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dị vật trong tai: Tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dị vật trong tai, mũi và đường khí thực quản trên là vấn đề thường gặp trong bệnh lý tai mũi họng. Đó có thể là một tình trạng nghiêm trọng và thách thức, với tỉ lệ bệnh tật và tử vong đáng kể. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị dị vật trong tai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Dị vật trong tai là gì? 

Dị vật trong tai là dị vật nằm trong ống tai ngoài, gây thương tích, đau đớn. Đa số thường xảy ra ở trẻ em có thói quen khi chơi hay nhét vào lỗ tai của chính bản thân hoặc của bạn những đồ chơi mà chúng tự tìm ra như: Hạt cườm, hạt cây, hạt đỗ, nút áo, sỏi, đầu viết chì… Dị vật tai thường không gây triệu chứng gì rõ rệt, nhưng nguy hiểm là khi có sự can thiệp vội vã của người lớn như dùng que tăm cạy lấy ra làm xước tai và đẩy dị vật vào sâu thêm trong tai.

Nói chung, dị vật ở tai hoặc bất cứ đâu có thể xếp loại thành hữu cơ (như các hạt đậu, côn trùng) hoặc vô cơ (như hột xoàn, đinh ghim). Loại hữu cơ có khuynh hướng tạo phản ứng viêm nhiều, do đó cần xử trí ngay lập tức. Dị vật vô cơ cũng cần điều trị khẩn nếu đó là vật sắc nhọn hoặc là cục pin vì khả năng gây tổn thương mô lớn. Các dị vật vô cơ cùn, trơn làng thường không cần phải lấy ra khẩn. Côn trùng trong ống tai ngoài có thể chết ngay lập tức với cồn hoặc dầu oliu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của dị vật trong tai

Các dị vật tai có thể phát hiện tình cờ khi soi tai, hoặc gây ra triệu chứng đau tai, chảy mủ tai và nghe kém. 

Thời gian mang bệnh trung bình là 2,8 ngày. Chứng tỏ sau khi dị vật bị kẹt trong tai bé thì do không có dấu hiệu gì rõ ràng nên người nhà không ai phát hiện, còn các em do còn nhỏ tuổi, ham chơi nên cũng không khóc la hay nói cho cha mẹ biết. Chỉ sau vài ngày, tai bé bắt đầu có mùi hôi, trẻ bắt đầu có cảm giác khó chịu, hay móc tai thì gia đình mới đưa đi khám. Nên thông thường khi đến khám thì ống tai các bé đã bị viêm. Trong báo cáo ghi nhận 11 ca bị chảy máu ống tai trước khi lấy dị vật ra nguyên nhân do trầy xước. Nếu ống tai đã bị chảy máu trước thì sau khi lấy dị vật ra, khả năng chảy máu lại gấp 11 lần so với ống tai chỉ bị viêm sung huyết.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh dị vật trong tai

  • Thủng màng nhĩ.

  • Ảnh hưởng tới chức năng nghe: Điếc dẫn truyền hoặc điếc tiếp nhận không hồi phục.

  • Biến dạng vành tai, ống tai.

  • Liệt dây thần kinh.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến dị vật trong tai

Nguyên nhân trẻ bị dị vật trong tai là do tính tò mò, nghịch ngợm thích khám phá nên các em thường tự nhét các vật có kích thước nhỏ vào tai mình hay nhét vào tai bạn. Ngoài ra cũng có thể do côn trùng bay vào và kẹt trong tai không ra được.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải (bị) dị vật trong tai?

Loại dị vật này thường gặp nhất ở trẻ em dưới 10 tuổi. Theo khảo sát của Dubois M, François M, Hamrioui R thực hiện ở khoa tai mũi họng tại bệnh viện Robert-Debre ở Paris khảo sát trên 40 trường hợp trong 1 năm (tháng 01/1996 đến 03/1997 ) thì tuổi trung bình là 6,5 tuổi nhỏ nhất là 15 tháng, cao nhất là 14 tuổi. Số lượng bệnh nhân nam bị dị vật tai chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (37 nam/13 nữ), có thể do các bé nam hiếu động, tinh nghịch hơn. Theo khảo sát của Dubois M, François M, Hamraoui R tỷ lệ nam/nữ là 1,2 (19 nam/16 nữ).

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) dị vật trong tai

  • Không bơm nước rửa tai vào vì cũng có thể làm dị vật bị đẩy vào sâu hơn hoặc nếu đây là dị vật dạng thấm nước thì nó sẽ phình to hơn.

  • Không dùng thuốc nhỏ tai cho đến khi bạn biết dị vật là gì. Vì nếu dị vật đã gây thủng màng nhĩ của bạn thì thuốc nhỏ tai chỉ làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.

  • Không cố gắng dùng ngón tay hoặc tăm bông ngoáy vào lỗ tai.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán dị vật trong tai

Bác sĩ cần biết rõ nguyên nhân gây mắc kẹt dị vật trong tai, triệu chứng hiện tại của bạn để tìm được phương pháp điều trị thích hợp. 

Phương pháp điều trị dị vật trong tai hiệu quả

Các bệnh nhân được điều trị tốt nhất bằng kính hiển vi phẫu thuật trong phòng khám cấp cứu Tai – Mũi – Họng. Bác sĩ sẽ lấy bỏ dị vật bằng dụng cụ que Jobson Horne, móc lấy ráy, ống hút và/hoặc forcep vi phẫu. Dùng dụng cụ cào nhẹ nhàng thường sẽ giúp lấy được hết dị vật. Không nên bơm rửa vì sẽ làm các dị vật hữu cơ lan rộng thêm. Dùng dụng cụ mù có thể gây chấn thương ống tai ngoài hoặc màng nhĩ và đẩy dị vật vào hòm nhĩ.

Hiếm gặp hơn, nếu một dị vật lớn bị kẹt ở ống tai ngoài, ở trong ống tai xương, hoặc đi kèm với viêm ống tai ngoài, có thể gây ra phản ứng viêm dữ dội đến mức làm cho ống tai bị hẹp hoặc tắc hoàn toàn. Khi đó, cần gây mê và rạch da theo đường Shambaugh để lấy dị vật. Trẻ nhỏ không hợp tác cũng cần phải gây mê để lấy dị vật.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của dị vật trong tai

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa dị vật trong tai hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Có lẽ cách quan trọng nhất để giảm bớt dị vật trong tai là tăng cường nhận thức trong cộng đồng. Ở một số nước, nhiều chương trình giáo dục được đề ra giáo dục cộng đồng, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, về sự nguy hiểm của các vật nhỏ ở trẻ em. Ví dụ, một vài đồ chơi được đánh dấu là không thích hợp cho các độ tuổi nhất định. Luật an toàn tiêu dùng đưa ra các tiêu chuẩn về kích thước nhỏ nhất được cho phép với các đồ chơi trẻ em nhưng các khuyến cáo này không áp dụng đồng bộ. Cần tuyên truyền cho những gia đình có trẻ nhỏ phải theo dõi trẻ thường xuyên, không cho trẻ chơi những món đồ có kích thước nhỏ.

Nguồn tham khảo
  1. Quyết định số 5643/QĐ-BYT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng.

  2. Khảo sát điều trị dị vật tai ở trẻ em tại Bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang.

Các bệnh liên quan

  1. Ù tai

  2. Viêm tai giữa

  3. Chấn thương thanh quản

  4. Chảy máu cam

  5. Rối loạn giọng nói

  6. Liệt dây thanh quản

  7. Viêm tai

  8. Ung thư vòm họng giai đoạn II

  9. Nghẹt mũi

  10. Nấm họng