Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều mẹ bầu rất lo lắng khi mang thai bị táo bón. Tuy nhiên, táo bón lúc này chỉ là một triệu chứng khi mang thai. Dưới đây là nguyên nhân và một vài cách đẩy lùi táo bón trong thai kì.
Táo bón là tình trạng mà chất thải tồn tại lâu trong ruột bị mất nước nên khô và cứng, khó đưa ra ngoài, gây ra khó khăn, đau đớn khi đại tiện. Vậy mà đây lại là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Cũng chính vì sự tế nhị mà mang thai bị táo bón lại trở thành vấn đề khó nói.
Khi chế độ dinh dưỡng và hormone cơ thể thay đổi trong thai kì, mẹ bầu dễ dàng mắc phải táo bón, cụ thể như sau:
Nội tiết tố progesterone sẽ được sản sinh nhiều hơn khi mang thai làm cho thức ăn được lưu giữ lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Các cơ ruột khi đó bị chùng giãn, nhu động ruột vì vậy mà giảm đi. Việc thức ăn ở lại lâu trong hệ tiêu hóa sẽ tăng cường được thời gian tiêu thụ dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên mặt hại lại nhiều hơn khiến mẹ bầu mệt mỏi vì táo bón.
Khoảng trống đường ruột của mẹ đang dần bị thai nhi xâm lấn, không chỉ khiến cho chất thải khó lòng qua được đường ruột để ra ngoài, mà còn khiến cho cơ sàn chậu giãn, ruột và trực tràng bị nén lại, khiến cho tình trạng táo bón xảy ra thường xuyên.
Tâm lý cần nghỉ ngơi nhiều để giảm mệt mỏi khiến không ít mẹ mang thai mắc phải táo bón. Cũng bởi các chị em khi mang thai thường lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi khi tập luyện, đi lại cũng nhẹ nhàng, cẩn thận, chủ yếu là nghỉ ngơi trên giường. Điều này khiến cho lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm đi, tiêu hóa trì trệ mà xảy ra táo bón.
Bổ sung nhiều sắt, tẩm bổ với quá nhiều protein mà bỏ qua chất xơ là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em khi mang thai bị táo bón. Thậm chí, nhiều mẹ mang thai phải ngưng việc bổ sung sắt vì táo bón quá trầm trọng.
Ngoài ra, mang thai cũng khiến chị em phụ nữ lo lắng kéo dài sinh ra táo bón.
Khi gắng sức rặn sẽ gây ra tình trạng co cơ tử cung, đe dọa sẩy thai trong những tháng đầu thai kì cũng như đe dọa sinh non trong giai đoạn cuối.
Nếu không tính đến vấn đề nguy hiểm cho thai nhi thì mẹ bầu cũng không được rặn khi táo bón, bởi hành động này có thể gây ra tình trạng nứt kẽ, viêm nhiễm hậu môn, rất khó điều trị.
Dành ít thời gian chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm dưới đây, mẹ mang thai sẽ tự giúp mình thoát khỏi cơn ác mộng mang tên “táo bón” dễ dàng.
Nếu không kiên trì điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, táo bón có thể kéo dài đến tận khi bạn đã sinh con. Vì vậy, dù việc ăn uống trong thai kì có khó khăn thế nào, ốm nghén ra sao, bạn cũng nên cố gắng ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập luyện nhẹ nhàng để tránh táo bón triệt để.
Quỳnh Trang
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.