Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi trẻ chào đời là sự quan tâm của cả gia đình, nên được cha mẹ “săm soi” rất kỹ, đặc biệt là đôi mắt. Bởi vì đôi mắt rất quan trọng đối với trẻ, đôi mắt đóng vai trò rất quan trọng, giúp bé tiếp nhận thông tin và khám phá thế giới xung quanh mình. Vì vậy nhiều mẹ trẻ thường thắc mắc mắt trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường.
Có phải khi mắt trẻ không bị ghèn, không bị đau là bình thường không? Điều đó chỉ đúng một phần vì đó là mắt không bị đau. Vậy mắt trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Mắt trẻ bình thường là mắt phát triển theo từng giai đoạn độ tuổi theo thời gian. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết để hiểu rõ thêm về mắt trẻ phát triển bình thường và có kiến thức để hỗ trợ phát triển thị giác cho trẻ.
Để hiểu được mắt trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Cần hiểu rõ từng giai đoạn phát triển của trẻ như thế nào lấy đó làm cơ sở. Khi trẻ mới sinh ra trẻ chỉ có thể nhìn rất gần ở cự ly khoảng 20 - 30cm. Thị lực của trẻ sẽ phát triển dần dần đến khi được 6 - 8 tháng tuổi. Thời gian này, trẻ mới có khả năng nhìn gần giống như người trưởng thành về thế giới xung quanh.
Khi mới sinh não của trẻ còn chưa đủ khả năng để xử lý tất cả những thông tin kể cả thông tin thị giác. Mặc dù khi mới sinh khả năng nhìn của trẻ cũng đã khá tốt nhưng não chưa xử lý được hết nên mọi thứ vẫn mờ nhạt. Theo thời gian, não bộ phát triển đồng thời khả năng thị giác của trẻ cũng tăng lên. Vì vậy, trẻ có thể hiểu được những vấn đề xung quanh mình. Dù khi mới sinh ra trẻ có thể nhìn rõ mặt cha mẹ ở cự ly gần nhưng phạm vi nhìn rõ vẫn tăng lên theo từng tháng tuổi.
Khi trẻ sơ sinh khả năng nhìn còn hạn hẹp, trẻ chỉ có thể nhìn được trong khoảng cách từ 20 - 30cm. Lúc này trẻ chỉ có thể nhìn thấy người nào ẵm bế gần sát khuôn mặt của mình.
Ở tháng đầu đời, trẻ có thể nhìn thấy ánh sáng và chuyển động nhưng rất mờ nhạt. Trẻ có thể nhìn thấy những hình ảnh có tính tương phản cao như bàn cờ. Do cha mẹ hay bế ẵm nên trẻ nhìn thấy khuôn mặt cha mẹ và đó là điều hấp dẫn trẻ nhất. Vì vậy việc cho trẻ nhìn gần những sự vật là cần thiết.
Lúc này trẻ chỉ có thể nhìn thấy những vật rất gần trước mặt mình ở cự ly khoảng 20 - 30cm. Cự ly thích hợp như khi mẹ đang cho trẻ bú. Việc nhìn của trẻ lúc này cũng còn đơn giản trẻ chỉ tập trung được trong vài giây.
Vì vậy việc thay đổi bên vú khi cho trẻ bú cũng là để tạo điều kiện phát triển thị lực đồng đều ở cả hai mắt của trẻ. Khi làm như vậy sẽ có sự phát triển thị lực cân bằng cả hai bên do thị giác được kích thích như nhau. Tuy nhiên có một điều nên lưu ý không nên diễn các nét mặt cho trẻ xem và áp sát vào mặt con. Ở giai đoạn mới sinh trẻ chỉ cảm nhận được hai màu sắc đen và trắng cùng độ xám trung gian. Khi trẻ lớn dần thêm mới phát triển thêm về thị giác và màu sắc. Lúc này trẻ thích nhìn những màu sắc có độ tương phản cao và có hình thể rõ ràng. Trong khoảng 4 tháng mới là lúc trẻ phát triển thị giác màu sắc.
Nếu cha mẹ muốn kích thích thị giác của trẻ nên trang trí phòng với những gam màu trắng đen cùng những gam màu như đỏ, vàng, xanh, cam sẽ giúp kích thích thị giác trẻ tốt hơn. Nếu trang trí phòng bằng những gam màu dịu nhẹ thì đây là những màu không kích thích thị giác trẻ. Cách đơn giản để chọn màu sơn trong phòng cho trẻ là hãy chọn màu tương tự màu của đồ chơi bởi vì những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về màu sắc trẻ yêu thích.
Khi trẻ mới sinh ra, trẻ luôn hướng mắt của mình nhìn một cách ngẫu nhiên chưa biết tự vận động đôi mắt nhìn theo chủ đích. Trong tháng đầu tiên hoặc những tháng tiếp theo thì trẻ có thể dõi theo một đối tượng chuyển động bằng cả hai mắt. Trẻ có thể nhìn chuyển động của mặt cha mẹ di chuyển từ bên này qua bên kia khi bế trẻ.
Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, trẻ có thể nhìn được màu sắc từ khi mới sinh ra nhưng lại gặp khó trong sự phân biệt tông màu tương tự như cam và đỏ. Đây là lý do giải thích vì sao trẻ thích màu có độ tương phản cao như trắng và đen. Khi trẻ lớn dần lên cùng với bộ não phát triển hơn, nên dần phân biệt được màu sắc. Vì vậy trẻ có cảm nhận và tỏ ra thích những màu cơ bản tươi sáng hơn. Thời gian này có thể cho trẻ xem tranh ảnh và đồ chơi…
Đến 4 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu phát triển chiều sâu. Từ khi sinh ra trẻ còn gặp nhiều khó khăn để xác định hình dạng, kích thước và vị trí của vật thể. Sau đó, nhận được thông điệp từ não đến bàn tay và trẻ mới đưa bàn tay ra để cầm nắm. Thời gian này, trẻ phát triển về vận động để xử lý công việc và sự trưởng thành trong não bộ đồng thời phối hợp hoạt động cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách cho trẻ cầm nắm đồ chơi như hoặc dụng cụ phát ra âm thanh như lục lạc…
Đến 5 tháng tuổi mắt trẻ hoạt động tốt hơn, trẻ có thể phát hiện ra những đồ vật rất nhỏ và theo dõi chuyển động của đồ vật đó. Có thể trẻ còn nhận ra thứ gì đó sau khi chỉ nhìn thấy một phần của nó. Đây là sự hiểu biết của trẻ về vật thể. Trẻ có thể phân biệt các màu đậm và bắt đầu nghiên cứu những khác biệt tinh tế hơn.
Đây là khoảng thời gian thị giác của trẻ gần như đã trưởng thành về độ nhận thức và độ nét. Dù trẻ chú ý vào các vật thể ở gần nhưng trẻ có thể nhìn xa hơn và có thể nhận ra các đồ vật và mọi người trong phòng.
Muốn biết chắc chắn về sự phát triển bình thường của mắt trẻ sơ sinh thì cần sự kiểm tra, tư vấn của bác sĩ để xác định. Đồng thời cần có sự chăm sóc mắt định kỳ để đảm bảo mắt trẻ khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện.
Bác sĩ kiểm tra cả về sự liên kết và cấu trúc của mắt đồng thời khả năng di chuyển một cách chính xác… Nếu như mắt có dấu hiệu bệnh hoặc dị tật bẩm sinh cũng được phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.
Khi trẻ lớn lên khoảng 4 tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực của trẻ bằng cách sử dụng biểu đồ có hình ảnh màu sắc. Nếu phát hiện có vấn đề hoặc gia đình có tiền sử về bệnh mắt có thể đến bác sĩ nhãn khoa. Khi phát hiện có dấu hiệu vấn đề về mắt cần điều trị sớm vì vấn đề liên quan đến mắt thường khó hoặc không thể sửa chữa được.
Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ rất thích nhìn khuôn mặt của người lớn hơn tất cả các hình ảnh và đồ vật. Vì vậy hãy nên cho trẻ nhìn khuôn mặt của cha mẹ hoặc người bế. Cho bé tiếp xúc với những màu cơ bản như đỏ hay xanh, vàng, đen, trắng…
Để phát hiện mắt trẻ phát triển bình thường hay không cần đến sự theo dõi và thăm khám của bác sĩ.
Ngoài ra, khi phát hiện mắt trẻ bình thường hay bị bệnh sẽ dễ hơn vì khi mắt trẻ bệnh sẽ có biểu hiện ra bên ngoài như có ghèn, đỏ hoặc sưng…
Cha mẹ cần cho trẻ khám mắt định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường:
Như vậy để hiểu rõ mắt trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường thì cần theo dõi quá trình phát triển của mắt cũng như nhận biết ra dấu hiệu khác thường ở mắt ngoài sự quan tâm chăm sóc, cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám định kỳ để phát hiện những bất thường.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.