Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với một thai kỳ khỏe mạnh, bắp cải là nguồn cung cấp tuyệt vời các vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé, bao gồm canxi, sắt và axit folic. Vậy bà bầu ăn bắp cải sống được không? Bắp cải nấu chín sẽ an toàn hơn trong thai kỳ so với bắp cải sống, vì nấu chín sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh thực phẩm.
Bắp cải là một loại rau bổ dưỡng, giàu kali, phốt pho và vitamin C. Bắp cải có vị ngọt đắng và giòn khi ăn sống nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, bầu ăn bắp cải sống được không? Vì nó được biết là gây khó chịu cho dạ dày nên cần cân nhắc liệu ăn bắp cải khi mang thai có phải là một lựa chọn an toàn hay không.
Bắp cải mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe quan trọng của việc ăn bắp cải khi mang thai:
Bắp cải chứa một lượng lớn chất xơ. Do đó, bổ sung bắp cải trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp cải thiện tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, đồng thời giúp ngăn ngừa chứng táo bón thường gặp khi mang thai.
Hàm lượng chất xơ cao trong bắp cải giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở các bà mẹ đang mang thai.
Bắp cải có chứa axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở trẻ sơ sinh bằng cách cho phép sao chép DNA thích hợp.
Bắp cải được sử dụng để xoa dịu tình trạng sưng chân khá phổ biến trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Quấn lá bắp cải quanh chân là một cách làm phổ biến để giảm sưng tấy.
Bắp cải rất giàu chất sắt, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng số lượng huyết sắc tố và tạo hồng cầu. Do đó, ăn bắp cải thường xuyên khi mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu máu - một vấn đề phổ biến khác xuất hiện trong quá trình mang thai.
Các chất chống oxy hóa và vitamin C có trong bắp cải giúp tăng cường khả năng miễn dịch trong quá trình mang thai.
Bắp cải là một nguồn giàu chất điện giải với đa dạng các khoáng chất như canxi, sắt, mangan, magie, kali và phốt pho. Những khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp tim và huyết áp.
Bắp cải có chứa anthocyanin, có bản chất chống ung thư và chống lại các tế bào gây ung thư.
Do đó, khi ăn thường xuyên, bắp cải không chỉ giúp ngăn ngừa ung thư ở người mẹ mà như đã đề cập, đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ thường xuyên ăn bắp cải trong thời kỳ mang thai sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư sau này.
Giống như tất cả các loại rau quả chưa nấu chín, bắp cải sống có nhiều khả năng chứa mầm bệnh có hại, bao gồm vi khuẩn hoặc vi rút.
Rau sống bị nhiễm vi khuẩn có thể gây ra các bệnh truyền qua thực phẩm, chẳng hạn như listeria. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, nhiễm listeria khi mang thai có thể gây sinh non, sảy thai hoặc tử vong cho em bé.
Mặc dù không có khả năng gây hại, nhưng để giảm nguy cơ phát triển bệnh từ thực phẩm, hãy rửa sạch trái cây và rau quả tươi, kể cả bắp cải hữu cơ sống, trước khi ăn.
Nước ép bắp cải rất có lợi khi mang thai. Uống nước ép bắp cải an toàn cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, cần tránh bắp cải và nước ép bắp cải nếu mẹ bầu dễ bị đầy hơi vì bắp cải có thể kích hoạt sự hình thành khí. Có thể ép bắp cải kết hợp với cà rốt và cần tây để tạo thành một thức uống lành mạnh cho thai kỳ.
Như đã nêu, bắp cải có thể mang vi khuẩn gây bệnh và thuốc trừ sâu. Vì thế, cần:
Tóm lại, cần hạn chế ăn bắp cải sống nói riêng và các loại rau củ sống nói chung trong quá trình mang thai. Việc liên tục sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm trong quá trình canh tác có thể làm bắp cải bị nhiễm độc, do đó không an toàn khi ăn sống đối với mẹ bầu. Nấu bắp cải (hấp hoặc xào) giúp hạn chế tác động của thuốc trừ sâu và vi khuẩn ở một mức độ nào đó.
Thảo Nguyễn
Nguồn tham khảo: parentune.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.