Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm gan B là bệnh do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến chức năng của gan. Đây cũng được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh xơ gan và các bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến gan. Đặc biệt, ở phụ nữ có thai khi mắc viêm gan B có khả năng lây truyền từ mẹ sang con và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?
Khi mắc bệnh viêm gan B, mẹ bầu thường khó tránh khỏi những hoang mang, lo lắng. Bài quyết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin quan trọng về bệnh lý viêm gan B ở phụ nữ có thai. Cùng theo dõi để hiểu rõ mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì và những lưu ý cần nắm nhé!
Bệnh viêm gan B (hepatitis B) là một bệnh gan truyền nhiễm do virus HBV (hepatitis B virus) gây ra. Virus này có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua nhiều đường, bao gồm qua máu và các dịch cơ thể của người bị nhiễm như tinh dịch, chất tiết từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, và cả máu mủ từ vết thương…
Mẹ bầu có thể nhiễm virus viêm gan B trước hoặc trong thời gian mang thai, tuy nhiên, phần lớn trường hợp nhiễm virus xảy ra trước khi mang thai. Việc nhiễm virus viêm gan B không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình mang thai và sự phát triển thai nhi vẫn diễn ra tốt, không có nguy cơ dị dạng thai nhi. Điều quan trọng là nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi. Nếu không có sự bảo vệ ngay sau khi sinh, 50% trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc viêm gan mạn và có khả năng phát triển thành xơ gan khi trưởng thành. Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm gan cấp ngay sau khi sinh là 5 - 7%, thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng.
Đối với các mẹ bầu bị viêm gan B, việc phát hiện sớm và điều trị tốt sẽ giúp thai nhi được phát triển một cách an toàn. Chẩn đoán sớm sẽ giúp mẹ bầu được theo dõi chức năng gan và tiến hành các biện pháp điều trị cần thiết để bảo vệ cả mẹ và thai nhi.
Biến chứng có thể xuất hiện cả ở mẹ và thai nhi khi mẹ bầu mắc viêm gan B. Do đó, các mẹ bầu cần tiến hành điều trị một cách tích cực để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Khi mẹ bầu nhiễm virus viêm gan B, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm trong giai đoạn thai kỳ, nguy cơ bệnh tiến triển nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng gan và sức khỏe tổng thể. Viêm gan B có thể tiến triển thành xư xơ gan, suy gan hoặc đái tháo đường thai kỳ, cần phải quan tâm đặc biệt và theo dõi chặt chẽ.
Virus viêm gan B không lây truyền qua tử cung từ mẹ sang thai nhi, mà chủ yếu lây truyền qua dịch tiết sinh ra trong quá trình sinh. Vì vậy, sự phát triển của thai nhi trong tử cung không bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng kém của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, sự hiện diện của virus viêm gan B có thể tạo điều kiện cho các biến chứng như thai non, sẩy thai, thai nhi có trọng lượng thấp, hoặc tổn thương gan của thai nhi trong giai đoạn phát triển. Nếu thai nhi sinh ra bị viêm gan B bẩm sinh, nguy cơ tiến triển thành viêm gan B mãn tính là rất cao, đồng thời làm suy giảm sức khỏe của trẻ.
Thai phụ mắc viêm gan B nên duy trì một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và đa dạng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nên tăng cường sử dụng các thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch như sau:
Những thực phẩm này không chỉ giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi mà còn giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch mạnh mẽ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt khi mắc viêm gan B.
Ngoài những thực phẩm và dưỡng chất có lợi, các mẹ bầu cũng nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu, có thể làm tăng gánh nặng cho gan như nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, và các món ăn có hàm lượng đường cao.
Tuyệt đối tránh sử dụng rượu, bia, các thức uống có cồn, và các chất kích thích khi mang thai. Những chất này có thể làm tăng khả năng phát triển của virus viêm gan B trong cơ thể và gây hại đến gan nhiều hơn. Việc tuân thủ các thông tin này trong quá trình chăm sóc bà bầu mắc viêm gan B là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì? Mẹ bầu phải đến thăm khám bác sĩ để được điều trị. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu và kiểm tra nồng độ virus viêm gan B (nếu có) để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Mẹ bầu vẫn có thể cho con bú và chăm sóc trẻ như thường lệ. Tuy nhiên, để kiểm soát lượng virus viêm gan B ở mức an toàn, cần duy trì quá trình điều trị. Việc sử dụng thuốc điều trị vẫn được khuyến cáo. Ngoài ra, cần thường xuyên thăm khám để tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu.
Bắt buộc phải tiêm vaccine cho trẻ sinh ra từ mẹ bầu bị viêm gan B. Trẻ cần được tiêm ngay sau sinh từ 12 - 24 giờ, gồm 2 liều tiêm:
Hai mũi được tiêm tại hai chi khác nhau và được tiêm nhắc lại sau 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi và khi lớn nếu chưa đủ miễn dịch.
Lo lắng là tâm trạng khó tránh khỏi khi mẹ bầu biết rằng họ mắc viêm gan B. Tuy nhiên, không nên quá lo lắng và mệt mỏi vì có thể gây ra vấn đề ăn uống kém, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai. Vấn đề quan trọng là việc phát hiện bệnh sớm, giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm, có cơ hội điều trị và chăm sóc, và vẫn giúp mẹ và thai nhi duy trì sức khỏe.
Mẹ bầu không nên làm quá sức trong thời gian dài vì viêm gan B thường khiến cơ thể mệt mỏi.
Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia y tế và không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị mà không có chỉ định, vì một số thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Virus viêm gan B hoàn toàn có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều trẻ em mắc bệnh này. Theo thống kê, khoảng 40% phụ nữ mang thai và nhiễm viêm gan B sẽ sinh ra con mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ đều nhiễm viêm gan B suốt đời.
Nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho thai nhi là thấp nhất. Ngược lại, nếu nhiễm bệnh ở giai đoạn thai kỳ sau, thì nguy cơ lây truyền cho thai nhi sẽ tăng lên.
Con đường lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang bé dựa vào các dịch chất lỏng cơ thể được truyền từ mẹ sang bé trong quá trình sinh. Vì vậy, không phân biệt phương pháp sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ và bé.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ "mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì?". Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo, nếu có bệnh mẹ bầu nên tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.