Khi mang thai được 33 tuần phát triển gần bằng quả bí đao. Hệ thần kinh trung ương và phổi của em bé đang phát triển. Bây giờ là thời gian để người mẹ vận động nhẹ và giữ sức cho ngày chuyển dạ. Để biết thêm thai nhi 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mời bạn cùng khám phá sự phát triển của trẻ trong bài viết dưới đây.
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần
Ở tuần thứ 33, tức là tháng thứ 8 của thai kỳ, trung bình lúc này bé nên nặng hơn 2 - 2.3 kg và dài hơn 40 - 42 cm. Do đó, em bé không có nhiều chỗ để chuyển động trong bụng mẹ nên mẹ dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của bé. Trong giai đoạn này lớp mỡ của bé dày lên giúp cơ thể điều chỉnh được nhiệt độ khi sinh ra và bé cảm nhận được ánh sáng bên ngoài vì thành tử cung đang mỏng dần nên có thể nhắm mở mắt như em bé. Ngoài ra các cơ quan khác nhau của bé vẫn hoạt động bình thường, nhưng hệ tiêu hóa và phổi vẫn cần một vài tuần để hoàn thiện đầy đủ. Cuối tháng tháng thứ 8 của thai kỳ, phổi được cung cấp đầy đủ chất surfactant để khi ra đời có thể thở mà không cần hỗ trợ hô hấp.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 33
Xuất hiện nốt đỏ, ngứa
Nếu mẹ nhận thấy các chấm đỏ ngứa trên bụng hoặc đùi và mông, hiện tượng này gọi tắt là PUPPP. Nguyên nhân là do khi mang thai tuần thứ 33, mẹ tăng cân nhanh, các tế bào da phát triển rạn da theo thời gian kèm theo các triệu chứng khó chịu. Có một số ít phụ nữ mang thai bị PUPPP, ước tính khoảng 1 trong 150. Tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho mẹ bầu, nếu không yên tâm mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
Mệt mỏi
Khi mang thai được 33 tuần, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn vì căng thẳng, lo lắng trước khi sinh cùng với những đêm khó ngủ do đi tiểu thường xuyên. Bây giờ là lúc mẹ di chuyển và làm việc một cách thận trọng và chậm rãi, đồng thời để ý những dấu hiệu thay đổi. Nếu mẹ đang ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài, đừng đứng dậy quá nhanh, máu có thể dồn vào chân, gây tụt huyết áp tạm thời khiến mẹ chóng mặt.
Khi mẹ mang thai vào những tháng cuối thai kỳ, cơ thể thường mệt mỏi vì thay đổi hormone hoặc kích thước cơ thể
Mất ngủ
Khi thai nhi được 33 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu phải đối mặt với sự thay đổi nội tiết tố, đi tiểu nửa đêm, chuột rút ở chân, ợ chua và bụng to ngày càng lớn lên,... Hiện tượng này dễ khiến người mẹ gặp phải các triệu chứng mất ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn hãy thử tắm nước ấm, tránh ăn uống quá sát giờ đi ngủ, massage để cơ thể được thư giãn, đọc một cuốn sách, nghe một bản nhạc thư giãn để dễ đi vào giấc ngủ.
Hay quên
Các bà mẹ ở tuần thứ 33 của thai kỳ có xu hướng hay quên. Nguyên nhân có thể nằm ở sự gia tăng nồng độ hormone trong cơ thể làm giảm hoạt động của tế bào thần kinh, cũng có thể mẹ gặp nhiều lo lắng nên giảm tập trung vào việc khác, nhiều khi mẹ hay quên vì mệt, ngủ không đủ giấc.
Móng tay yếu
Mẹ thấy móng tay mọc nhanh hơn và giòn hơn. Nếu móng tay dễ gãy, mẹ hãy cung cấp thêm biotin bằng cách ăn chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc, tất cả thực phẩm này đều an toàn khi mang thai.
Cơn co thắt Braxton Hicks
Tử cung của mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ với các cơn co thắt Braxton Hicks, còn được gọi là các cơn co tử cung. Mẹ có thể cảm thấy các cơn co gò bụng trong 20 đến 30 giây. Nếu các cơn co thắt quá đau mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Bà mẹ ở tuần thứ 33 bị gò cứng bụng thường xuyên. Có thể cơn gò cứng bụng do tâm lý và cảm nhận chủ quan của mẹ. Do đó nếu thấy gò cứng bụng thường xuyên nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu cơn chuyển dạ Braxton Hicks thường xuyên, kèm theo các bất thường khác thì có nguy cơ sinh non. Mẹ có thể phân biệt cụ thể như sau:
- Nếu cơn chuyển dạ là dọa sinh non: Người mẹ bị đau bụng từng cơn, đau lưng, tiết dịch âm đạo màu hồng và dịch nhầy. Các cơn co tử cung với tần suất 2 cơn/10 phút, thời gian cơn co dưới 30 giây. Cổ tử cung đóng hoặc giãn ra dưới 2 cm.
- Khi các cơn co thắt là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non: Mẹ thấy đau bụng từng cơn, đều đặn và ngày càng tăng. Tiết dịch âm đạo, máu và nước ối. Các cơn co thắt tử cung tự nhiên mạnh hơn 2 - 3 lần mỗi 10 phút và tăng dần theo thời gian, cổ tử cung giãn hơn 2 cm, vỡ ối.
Vào thời gian thai nhi 33 tuần mẹ nên theo dõi dấu hiệu của cơ thể khi gặp các cơn gò cứng bụng
Giãn tĩnh mạch
Tình trạng giãn tĩnh mạch khi mang thai biểu hiện với sự xuất hiện của các mạch máu nổi lên có thể dễ dàng nhìn thấy ở bắp chân. Nhiều bà bầu còn có cảm giác đau nhức và nặng nề ở chân. Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra khi mang thai thì sẽ hết sau khi sinh.
Đau dây chằng tròn
Nếu bạn bị đau bụng khi ngồi dậy đột ngột, mẹ có thể bị đau dây chằng tròn. Hiện tượng này ít xảy ra và nếu không bị chảy máu hay sốt thì mẹ không cần quá lo lắng.
Lời khuyên cho mẹ bầu ở tuần thứ 33
Khi thai nhi 33 tuần, các bà mẹ phải khám tiền sản bắt buộc khi thai được 8 tháng. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thực hiện các bước kiểm tra thông thường như đo huyết áp, đánh giá cân nặng của mẹ. Trong lần tư vấn này, bác sĩ sẽ xem xét kết quả chẩn đoán siêu âm trước đó và khám sức khỏe để hướng dẫn thai phụ lập kế hoạch chăm sóc thai kỳ trong tuần tiếp theo, cũng như định hướng sinh thường hoặc sinh mổ. Trong một số trường hợp nhất định như tiền sử sinh mổ, xương chậu nhỏ, u xơ tử cung, nhau tiền đạo,... thì cần phải sinh mổ.
Em bé ở tuần thứ 33 có ít phạm vi chuyển động hơn nên khi di chuyển mẹ có thể cảm nhận được. Nếu bạn không cảm nhận được chuyển động của bé cả ngày, mẹ có thể đến bệnh viện kiểm tra và đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn.
Mẹ tiếp tục thực hiện các bài tập xương chậu và cột sống để quá trình sinh diễn ra suôn sẻ. Khám thai định kỳ khi thai được 33 tuần là một trong những việc quan trọng nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và tư vấn phương pháp sinh con phù hợp. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý để không bỏ lỡ cột mốc quan trọng.
Mẹ bầu khi gần bước vào thời gian 3 tháng cuối thai kỳ nên chuẩn bị trước đồ dùng đi sinh
Hy vọng qua bài viết mẹ đã hiểu về sự phát triển bình thường của thai nhi 33 tuần như thế nào cũng như những thay đổi của cơ thể để có cách chăm sóc bản thân và biện pháp xử lý kịp thời.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp