Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mề đay vật lý hay còn được gọi là mề đay giả là gì?

Ngày 22/05/2022
Kích thước chữ

Mề đay vật lý (mề đay giả) là tình trạng nổi mẩn đỏ trên cơ thể do các yếu tố vật lý gây ra. Sau đây là những thông tin về bệnh mề đay vật lý, cách phân biệt bệnh mề đay vật lý với các dạng bệnh mề đay khác, các bạn có thể tham khảo.

Nổi mề đay là một bệnh phát ban trên da và có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Ngoài phù mạch hay sốt, mề đay vật lý là một dạng bệnh mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bệnh mề đay vật lý ít được biết đến và còn mới mẻ đối với nhiều người.

Ngoài phù mạch hay sốt, mề đay vật lý là một dạng bệnh mà nhiều người gặp phải Ngoài phù mạch hay sốt, mề đay vật lý cũng có nhiều người gặp phải

Bệnh mề đay vật lý là gì?

Mề đay vật lý là một nhóm mề đay độc lập được tạo thành bởi các yếu tố vật lý như ma sát, nhiệt, áp lực, lạnh, mồ hôi, ánh nắng mặt trời tác động lên da. Mề đay vật lý thường cấp tính và hay gặp ở người trẻ tuổi. Vì còn phụ thuộc vào ngoại cảnh nên nếu điều trị không triệt để bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và cứ tái phát đi tái phát lại.

Dấu hiệu phân biệt nổi mề đay vật lý với các dạng mề đay khác

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bệnh mề đay vật lý có những biểu hiện khác nhau, dưới đây là các dạng bệnh mề đay vật lý mà chúng ta thường gặp để giúp bạn có thể phân biệt với các dạng bệnh mề đay khác.

Mề đay lằn vẽ da, mề đay giả

Đây là rối loạn da có thể nhìn thấy và một dạng nổi mề đay rất phổ biến, thường xuất hiện trong khoảng 4% đến 5% dân số. Dạng nổi mề đay này thường hay gặp ở những người căng thẳng, mặc quần áo quá chật, da cọ xát với dây đồng hồ, gọng kính hoặc bất cứ tác động đè lên da như viết, ghim vào da, cọ xát khi tắm…

Khi bạn bị nổi mề đay giả, trên da sẽ xuất hiện những đường đỏ hoặc vết sần hơi nhô cao kèm theo cảm giác đau rát. Bệnh xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên và có thể kéo dài vài năm. Trong một số trường hợp, nổi mề đay giả có thể kéo dài trong nhiều năm khiến bệnh trở thành mãn tính.

Mề đay do nhiệt nóng

Mề đay do nhiệt nóng thường xuất hiện trên lưng, ngực và cánh tay trong vòng vài phút sau khi đổ mồ hôi. Các sẩn phù nề của mề đay do nhiệt thường là những sần nhỏ, màu đỏ tía, xuất hiện thành từng đám trên da và có thể kết lại thành những nốt ban đỏ lớn.

Mề đay thường nổi trong 30 phút đến một giờ, sau đó giảm dần và biến mất. Ở một số người bệnh nặng có thể xuất hiện các dấu hiệu như hiện tượng khó thở, thở khò khè trong thời gian phát ban.

Ngoài ra, cơ thể đổ mồ hôi khi vận động, nhiệt độ môi trường thay đổi lớn cộng với cảm xúc, căng thẳng đột ngột cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện mề đay do nhiệt. Bệnh xuất hiện ở người trẻ tuổi và biến mất sau vài năm, một số người có thể bị nổi mề đay do nhiệt kéo dài hàng chục năm.

Cơ thể đổ mồ hôi khi vận động có thể là nguyên nhân làm xuất hiện mề đay do nhiệt Cơ thể đổ mồ hôi khi vận động là nguyên nhân làm xuất hiện mề đay do nhiệt

Mề đay lạnh

Nổi mề đay do lạnh là một loại mề đay tương đối phổ biến, có thể dễ dàng phát triển khi cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh như mưa, gió lạnh, nước lạnh khiến bệnh nhân nổi mẩn đỏ, sưng tấy và sần sùi trên da. Đôi khi ăn thức ăn lạnh như kem cũng có thể gây sưng bàn tay, bàn chân, môi và cổ họng.

Người bị mề đay do lạnh sẽ bị sốt cao, đau đầu, hay lo lắng và có thể ngất xỉu, bệnh thường do di truyền hoặc do nhiễm trùng cơ thể làm nhạy cảm da và sản sinh ra chất histamine gây ngứa.

Một số mề đay vật lý khác

  • Nổi mề đay do áp lực lên da: Nổi mề đay thường xuất hiện chậm và phát triển sau 4 đến 6 giờ ở những vùng da bị tì đè, chẳng hạn như đeo đồng hồ, cầm vô lăng hoặc lái xe máy. Nổi mề đay có thể gây đau đớn và kéo dài hàng giờ, một ngày hoặc lâu hơn.
  • Nổi mề đay do ánh sáng: Đây là một dạng mề đay hiếm gặp, thường xuất hiện các mảng mề đay trên da do tiếp xúc nhiều với ánh nắng, đèn sáng, nguồn nhiệt...
  • Mề đay do tiếp xúc: Dạng mề đay này cũng rất hiếm gặp và phát triển trên những vùng da tiếp xúc với mầm bệnh như cao su, lá cây, xà phòng…

Làm thế nào để điều trị nổi mề đay vật lý?

Theo các chuyên gia, yếu tố then chốt trong việc điều trị bệnh mề đay vật lý là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Tránh gây áp lực, đè lên da, không để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp đột ngột là những bước đơn giản có thể giúp hạn chế tình trạng nổi mề đay.

Với những trường hợp mề đay vật lý nhẹ, cách điều chỉ là tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi mề đay vẫn tồn tại, kéo dài, có thể cần kết hợp nhiều loại thuốc và các biện pháp can thiệp.

Dùng thuốc dị ứng

Như chúng ta đã biết, thuốc kháng histamine là lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp bị bệnh dị ứng, nổi mề đay. Đối với mề đay vật lý, thuốc kháng histamine cũng thường được sử dụng. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời vì cơ chế hoạt động là ức chế miễn dịch chứ không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Đây là lý do tại sao nổi mề đay lại tái phát sau mỗi lần ngưng sử dụng thuốc.

Thuốc kháng histamine là lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp bị bệnh dị ứng, nổi mề đay Thuốc kháng histamine dùng khi bị bệnh dị ứng, nổi mề đay

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bạn

Ngoài việc tránh các tác nhân gây kích ứng, người bệnh mề đay, mẩn ngứa cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho bạn:

  • Tránh các thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng...
  • Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Giảm lượng đường, muối và các loại gia vị mạnh như ớt, tỏi và hạt tiêu trong các món ăn của bạn.
  • Trừ trường hợp nổi mề đay do nhiệt, tập thể dục hàng ngày là cách hữu hiệu để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt được bệnh nổi mề đay vật lý với các loại bệnh nổi mề đay khác. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp phòng tránh, hạn chế bệnh tái phát nhiều lần và trở thành mãn tính.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin