Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Ngày 29/10/2023
Kích thước chữ

Mề đay là một trong những bệnh dị ứng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, gây khó chịu, ngứa ngáy và cản trở sinh hoạt hàng ngày. Vậy nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay xuất hiện khắp cơ thể không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy mà còn có thể ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nếu không xác định được nguyên nhân và điều trị kịp thời, bệnh mề đay có thể trở thành mãn tính và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, phù mạch, sốc phản vệ…

Nổi mề đay là gì?

Nổi mề đay là một bệnh dị ứng. Đây là hiện tượng phù nề cấp tính hoặc mãn tính ở lớp hạ bì do phản ứng của các mao mạch trên da với nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh thường gặp, dễ nhận biết qua các triệu chứng điển hình và không lây từ người sang người.

giai-dap-thac-mac-noi-me-day-co-nguy-hiem-khong 1.jpg
Nổi mề đay là gì? Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Những người bị nổi mề đay trên da sẽ bị sưng tấy với kích thước từ khoảng 1mm đến vài cm. Những sẩn phù nề này tồn tại trên da từ 30 phút đến 36 giờ. Có hai dạng bệnh chính, được chia theo tiến triển của bệnh:

  • Mề đay cấp tính: Tình trạng kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng tái phát nhiều lần và kéo dài trên 6 tuần.

Các triệu chứng của bệnh mề đay là gì?

Bệnh có những triệu chứng dễ dàng phát hiện, bao gồm:

  • Đỏ và sưng tấy da: Đỏ và sưng tấy rải rác hoặc tập trung có thể xảy ra trên các vùng da trên cơ thể bệnh nhân. Những đốm này có thể có kích thước khác nhau và hình thành thành mảng, ban đầu xuất hiện ở một khu vực nhỏ nhưng sau đó lan rộng khắp cơ thể.
  • Ngứa ngáy, khó chịu: Đây là cảm giác nổi mề đay điển hình. Người bệnh luôn có cảm giác ngứa ngáy, càng gãi càng ngứa, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm, kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu.
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng điển hình trên, người bệnh nổi mề đay còn có thể gặp các triệu chứng khác như sưng môi và mắt, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, phồng rộp, tiêu chảy, huyết áp thấp…

Nguyên nhân gây nổi mề đay phổ biến

Tuy là bệnh thông thường nhưng việc xác định nguyên nhân nổi mề đay rất phức tạp vì bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân nổi mề đay vì nhiều nguyên nhân cùng lúc, gây khó khăn cho việc xác định nguyên nhân và cách điều trị. Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:

  • Dị ứng thực phẩm: Những người bị dị ứng với một số loại thực phẩm như hải sản, phô mai, sôcôla, sữa cũng có thể bị nổi mề đay khi ăn những thực phẩm này.
giai-dap-thac-mac-noi-me-day-co-nguy-hiem-khong 2.jpg
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh nổi mề đay là dị ứng thực phẩm
  • Do thuốc: Bệnh cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc xâm nhập vào cơ thể. Trong số đó, các loại thuốc có khả năng gây dị ứng bao gồm thuốc ức chế men chuyển, cloramphenicol, macrolid, nhóm thuốc cyclin, vacxin, thuốc chống viêm không steroid...
  • Do các chất gây dị ứng trong không khí: Lông động vật, khói, nấm mốc, các loại bụi khác nhau, phấn hoa, len, nấm mốc, nấm men đều có thể gây bệnh.
  • Do yếu tố di truyền: Theo thống kê, 50% đến 60% bệnh nhân nổi mề đay là do yếu tố di truyền. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì khả năng con họ mắc bệnh là 50%. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ có tiền sử mề đay thì tỷ lệ mắc bệnh ở con là 25%.
  • Do bệnh lý: Bệnh có thể xuất hiện ở những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như lupus ban đỏ, bệnh cryoflobulinemia hoặc bệnh tuyến giáp tự miễn.
  • Không thể xác định được nguyên nhân: Những trường hợp này được phân loại là tự phát hoặc vô căn và chiếm khoảng 50% tổng số bệnh nhân bị mề đay.

Ngoài ra, còn có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay như:

  • Tuổi tác: Người trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn tuổi.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay cao gấp đôi nam giới.

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Các bác sĩ da liễu cho biết bệnh mề đay không thể lây từ người này sang người khác nhưng bệnh có thể tái phát nhiều lần trên cùng một người.

giai-dap-thac-mac-noi-me-day-co-nguy-hiem-khong 3.png
Bệnh nổi mề đay có thể tái phát nhiều lần trên cùng một người

Nguy cơ mắc bệnh này phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và tình trạng phát ban là cấp tính hay mãn tính. Người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy và gãi thường xuyên để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, càng gãi, da càng ngứa và tổn thương, dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng và để lại sẹo lâu dài.

Điều nguy hiểm hơn là khi bệnh nặng có thể dẫn đến các biến chứng như chàm mãn tính, sưng mạch máu khí quản, ngạt thở, khó thở do sưng mạch máu ở họng, đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu phát ban xảy ra ở đường tiêu hóa, chúng có thể gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Đặc biệt, tình trạng nổi mề đay não cực kỳ nguy hiểm vì có thể dẫn tới phù não.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nổi mề đay có nguy hiểm không. Mề đay tuy không gây nguy hại nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần có những thông tin cơ bản về bệnh để tránh làm tình trạng nặng hơn và giúp bệnh được chữa khỏi nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.