Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Mẹ nên làm gì khi bé bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng?

Ngày 19/06/2018
Kích thước chữ

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng thường xảy ra ở những bé có tuổi dưới 3, bởi trẻ ở giai đoạn này đang trong thời kì phát triển xương khớp nên cần nhiều dưỡng chất, canxi nhiều nhất. Tuy nhiên ở trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương lại gặp rắc rối trong việc hấp thu những chất đó, hoặc có thể cung cấp dưỡng chất không đầy đủ.

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng thường xảy ra ở những bé có tuổi dưới 3, bởi trẻ ở giai đoạn này đang trong thời kì phát triển xương khớp nên cần nhiều dưỡng chất, canxi nhiều nhất. Tuy nhiên ở trẻ bị suy dinh dưỡng còi xương lại gặp rắc rối trong việc hấp thu những chất đó, hoặc có thể cung cấp dưỡng chất không đầy đủ.

Đặc biệt với những bé thiếu hụt vitamin D dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi và photpho. Vì thế bệnh còi xương và suy dinh dưỡng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, theo thống kê cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng thường dẫn đến nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bình thường.

Triệu chứng của bệnh còi xương suy dinh dưỡng

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng là kết hợp của 2 bệnh cho nên nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm là rất cao nếu không có biện pháp chữa trị nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng của bệnh mà các ông bố bà mẹ cần để tâm đến:

- Trẻ ra nhiều mồ hôi, ngủ kém ngủ không yên giấc, có nhiều rôm sảy.

- Trẻ sút cân hoặc chậm tăng cân, nhiều tháng liền không tăng cân.

Mẹ nên làm gì khi bé bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng 1Triệu chứng của trẻ suy dinh dưỡng là bị sút cân hoặc chậm tăng cân

- Trẻ chậm phát triển hoạt động, da xanh xao, niêm mạ nhợt, chưa biết nói hay nói chậm. Trẻ ít mọc tóc, xuất hiện rụng tóc phía sau gáy tạo thành hình vành khăn

- Trẻ rù rờ, mệt mỏi, ít hoạt động, hay quấy khóc, giận dỗi.

- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.

Những nguy cơ dẫn đến bệnh còi xương suy dinh dưỡng

  • Sinh non.

  • Suy dinh dưỡng bào thai ngay từ trong bụng mẹ

  • Trẻ đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh

  • Dị dạng bẩm sinh

  • Rối loạn đường tiêu hóa kéo dài

  • Nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu hóa

  • Không biết cách nuôi dưỡng trẻ

Mẹ nên làm gì khi bé bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng 2Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng được chăm sóc thế nào?

Các chế độ luyện tập hợp lí cũng như một kế hoạch dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp đang là giải pháp tối ưu nhất  

Chế độ dinh dưỡng

Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho bé đó chính là những loại thực phẩm qua đường ăn uống. Thế nên các bà mẹ cần cải thiện các bữa ăn cho trẻ những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, sữa, chất xơ. Tuy nhiên đừng làm trẻ trở nên nhàm chán trong những món ăn mà bạn chuẩn bị hãy làm phong phú chúng, khiến trẻ thích thú trong những bữa ăn để bé tiếp nhận được nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn. Đối với trẻ biếng ăn hãy tạo thêm các bữa phụ để bổ sung cho đủ dưỡng chất cần thiết trong ngày.

Việc để bé ăn nhiều xương ống, xương chân gà để hi vọng bé thoát khỏi tình trạng còi xương suy dinh dưỡng gầy còm là hoàn toàn sai lầm. Bởi 1 bữa ăn thiếu dầu mỡ khiến trẻ sẽ thiếu một lượng khá lớn vitamin D

Cung cấp vitamin và khoáng chất

– Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày: để lộ chân, lưng, bụng, tay bé ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Về mùa đông không có ánh nắng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tắm nắng nhân tạo bằng ánh sánh xanh.

Mẹ nên làm gì khi bé bị bệnh còi xương suy dinh dưỡng 3Cho bé tắm nắng mỗi ngày rất tốt

– Cho bé sử dụng các loại thuốc theo đơn của bác sĩ như: Aquadetrim vitamin D3 mỗi ngày 1 giọt, canlcium corbiere 5ml ngày 1-2 ống

Tạo những thói quen, hoạt động tốt cho bé

Thường xuyên đùa nghịch với bé tạo cho bé cảm giác thích thú chạy nhảy. Luyện tập cho bé những bài tập nhẹ nhàng tăng sức đề kháng cho cơ thể

Bệnh còi xương suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ cả về thể chất, não bộ, tinh thần. Tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện và chữa khỏi được. Thế nên các ông bố bà mẹ không nên quá lo lắng mà hãy nghĩ đến những kế hoạch chăm sóc hợp lí cho bé của mình nhé!

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin