Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Mẹ thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?

Ngày 29/09/2017
Kích thước chữ

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt, yếu sức hay choáng váng, nhịp thở nhanh… Đó là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị thiếu máu. Vậy mẹ bị thiếu máu khi mang

Khi mang thai, nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt, yếu sức hay choáng váng, nhịp thở nhanh… Đó là dấu hiệu cho thấy mẹ đang bị thiếu máu. Vậy mẹ bị thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?

1. Vì sao mẹ dễ bị thiếu máu khi mang thai?

Thiếu sắt

Đây là dạng thiếu máu thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai. Nó xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng sắt thiết yếu để sản sinh ra đầy đủ hemoglobin. Hơi thở ngắn và cảm thấy cực kỳ mệt mỏi là những dấu hiệu tiêu biểu của dạng thiếu máu này.

Mẹ thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?
Mẹ bầu cực kì mệt mỏi là biểu hiện cơ thể đang thiếu sắt

Thiếu folate

Folate hay axit folic là 1 vitamin nhóm B. Chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh cũng như sự hình thành tủy sống, não bộ của thai nhi. Thiếu folate sẽ dẫn đến tình trạng mẹ bị thiếu máu khi mang thai, thậm chí là nhiều dị tật ở trẻ sơ sinh như nứt đốt sống (dị tật ống thần kinh) hoặc thiếu cân.

Thiếu vitamin B12

Sự thiếu hụt này trong cơ thể dẫn đến sự hình thành máu kém. Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi, vì thế nhu cầu về vitamin B12 là khá cao. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể khiến mẹ sinh non.

Mẹ thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?
Thiếu Vitamin B12 cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu máu

Những vấn đề sức khỏe khác

Mẹ bị chứng loãng máu, mất máu do bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, ốm nghén, mang thai 2 lần quá gần nhau hoặc từng bị sảy thai, mất máu ở lần mang bầu trước, rối loạn đông máu hemophilia…

2. Mẹ bị thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?

Bổ sung viên uống sắt, axit folic và vitamin B12 theo hướng dẫn Dược sĩ/ bác sĩ:

  • Bổ sung chất sắt dạng viên uống hoặc dạng nước: Các bác sĩ cũng thường kê Ferrous Sulphate cho các mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu.
  • Bổ sung axit folic: Có thể phối hợp với bổ sung sắt theo chỉ định dược sĩ/bác sĩ
  • Bổ sung vitamin B12 dạng viên: nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi bổ sung

Sắt dạng viên uống có thể khiến mẹ táo bón, khó chịu dạ dày hoặc thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Vì vậy, mẹ nên dùng chất xơ và uống thêm nước để tránh những tác dụng phụ này, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả trong thai kỳ.

Mẹ thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?
Bổ sung đủ chất Sắt, axit Folic, vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ

Bổ sung vitamin C – giúp quá trình hấp thụ sắt tốt nhất

Bổ sung vitamin C cũng rất cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn chính là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước mà không được dự trữ lâu trong cơ thể. Do đó, nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, mẹ nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn. Mẹ có thể bổ sung mỗi ngày 2 ly nước ép cam, bưởi…là tốt nhất

Mẹ thiếu máu khi mang thai thì phải làm sao?
Vitamin C chính là chất dẫn giúp mẹ bầu hấp thụ chất sắt tốt nhất

Bổ sung sắt qua con đường ăn uống:

Có 2 loại sắt mẹ nên lưu ý:

  • Heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ…
  • Non-heme iron được tìm thấy trong các loại rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu, sữa đậu nành…

Trường hợp bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi là phải truyền máu. Nồng độ sắt sẽ trở về trạng thái bình thường trong vòng vài tuần sau khi điều trị. Nếu không, mẹ sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân khác gây tình trạng mang thai bị thiếu máu. Ngay cả sau sinh, mẹ đừng quên bổ sung chất sắt tiếp, vì lúc sinh mất máu khá nhiều.

Mẹ bị thiếu máu khi mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, nếu thấy mẹ có một số biểu hiện mệt mỏi, môi nhợt nhạt, da xanh xao hay choáng váng thì hãy áp dụng ngay những biện pháp nêu trên nhé, để đảm bảo sức khỏe cũng như cung cấp đủ chất cho bé phát triển khỏe mạnh.

Thanh Hoa

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.