Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai là tình trạng phổ biến thường gặp ở nhiều mẹ bầu, cũng là dấu hiệu cho thấy có thể dẫn đến nguy cơ sinh non và gây nguy hiểm cho mẹ trong quá trình chuyển dạ vì thiếu máu nghiêm trọng.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai là hiện tượng hồng cầu có kích thước trong máu nhỏ và ít hơn so với bình thường, được xác định bằng cách xét nghiệm nồng độ hemoglobin (HgB) trong máu. Đối với các mẹ bầu trường hợp thiếu máu khi HgB dưới 11g/dl, các mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cả mẹ và bé. Vậy hiện tượng thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai có thể biết được qua kết quả xét nghiệm không, điều này có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không, mời mọi người xem ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Trong hồng cầu có một loại phân từ protein đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy và tạo sắc đỏ được gọi là hemoglobin (chỉ số xét nghiệm máu HgB). Đối với cơ thể hemoglobin có ý nghĩa to lớn khi mang oxy cung cấp và chuyển hóa thành năng lượng cho từng cơ quan đầu não như hệ thần kinh, tim, phổi,…

Do đó nếu rơi vào tình trạng thiếu máu, cơ thể sẽ trở nên suy nhược, mệt mỏi và giảm khả năng tập trung, thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch, nhiễm trùng tái đi tái lại. Đặc biệt đối với trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi trong bụng như sau.

Đối với sự phát triển của thai nhi

Nếu mẹ bầu thiếu máu trong quá trình mang thai, em bé trong bụng thường sẽ bị suy dinh dưỡng, dễ sinh non, nhẹ cân, vàng da sau khi chào đời. Không những vậy, các bé sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý hơn các đứa trẻ khác. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ bầu thiếu máu hồng cầu nhỏ kèm theo chế độ dinh dưỡng thiếu acid folic, thai nhi sẽ có tỷ lệ cao mắc các bệnh về thần kinh, thiếu iot con sẽ chậm phát triển thần kinh, suy tuyến giáp bẩm sinh.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? 1Thai nhi dễ bị sinh non và nhẹ cân khi mẹ thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Đối với sức khỏe của sản phụ

Riêng với sức khỏe của mẹ, sẽ dễ sảy thai trong 3 tháng đầu, vỡ ối sớm, sinh non, nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến tình trạng thai lưu. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng sẽ đối diện với nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, nhiễm trùng ối, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, tiền sản giật và có thể bị tắc tia sữa sau sinh.

Qua đó, mọi người có thể thấy việc tránh để thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai là cực kỳ cần thiết, bên cạnh việc duy trì hemoglobin trong giới hạn sinh lý kèm theo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là chất sắt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Thiếu máu khi mang thai có kết quả xét nghiệm như thế nào?

Thiếu máu nói chung và thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai nói riêng đều để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả thai nhi lẫn mẹ bầu, lúc này sức khỏe của mẹ sẽ xuống sức rõ rệt, có các biểu hiện như chóng mặt, niêm mạch miệng môi mắt nhợt nhạt,…

Phụ nữ thiếu máu khi mang thai khi hàm lượng HgB trong máu > 11 g/dl và gồm nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào lượng HgB trong máu, các mẹ bầu thường bị thiếu máu hồng cầu nhỏ khi MCV < 80 fl, nguyên nhân chủ yếu do thiếu lượng sắt cần thiết cho cơ thể, bên cạnh đó nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh Thalassemia.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? 2Hồng cầu bất thường khi mắc bệnh Thalassemia

Đối với quá trình sàng lọc bệnh Thalassemia thì mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm phân tích tế bào hồng cầu khi khám thai lần đầu tiên.

  • Nếu MCV >/= 85 fl, MCH >/= 28pg: Tỷ lệ thấp mắc bệnh Thalassemia.
  • Nếu MCV < 85fl và/hoặc MCH < 28pg: Tỷ lệ cao mắc bệnh Thalassemia.

Đồng thời người chồng cũng sẽ được tư vấn thực hiện xét nghiệm, tùy thuộc vào kết quả của cả ba mẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp tiếp theo như: Chọc nước ối xét nghiệm thai nhi, xét nghiệm gen của hai vợ chồng,…

Nếu như mẹ bầu thiếu máu ở mức độ nhẹ, ko có nguy cơ mắc bệnh Thalassemia thì cần bổ sung chế độ dinh dưỡng chứa nhiều hàm lượng sắt như thịt bò, tôm, gà,… Hạn chế các thực phẩm làm giảm chất sắt như cà phê, trà,.. Và cần tái khám định kỳ và sử dụng thuốc theo sự chỉ định hoặc tư vấn từ bác sĩ.

Cách phòng ngừa thiếu máu khi mang thai tốt nhất là gì?

Dinh dưỡng là cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu máu khi mang thai, lúc này mẹ bầu cần đảm bảo cơ thể được bổ sung thực phẩm giàu sắt có trong rau xanh, ngũ cốc, trứng, đậu phộng,… Để cung cấp và duy trì nguồn sắt cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi? 3Bổ sung thực phẩm giàu sắt là cách ngăn ngừa thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc để tư vấn một số loại vitamin có chứa đủ sắt và acid folic ít nhất là 27mg sắt mỗi ngày. Bên cạnh việc thăm khám, kiểm tra thì các mẹ bầu cũng cần phải trang bị một số hiểu biết nhất định về các bệnh khi mang thai thường gặp phải để chủ động ngăn ngừa ngay từ đầu.

Nhìn chung tình trạng thiếu máu hồng cầu nhỏ khi mang thai sẽ là mối đe dọa lớn đối với cả mẹ và bé khi có thể dẫn đến nguy cơ sinh non bất cứ lúc nào, vì thế việc trang bị đầy đủ kiến thức, chuẩn bị tốt thể lực và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là điều vô cùng quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu máu cho mẹ trong cả thai kỳ và bé cũng được bảo vệ và phát triển tốt hơn.

Kim Ngân

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin