Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Thu Thủy
Mặc định
Lớn hơn
Men gan cao là dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề, thường liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống hoặc bệnh lý. Việc điều chỉnh thực đơn phù hợp không chỉ giúp hạ men gan mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng gan một cách hiệu quả. Vậy men gan cao nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện sức khỏe gan?
Men gan cao có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như viêm gan, gan nhiễm mỡ, lạm dụng rượu bia hoặc tác dụng phụ của thuốc. Một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng sẽ góp phần giúp giảm tải cho gan và cải thiện tình trạng men gan cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được men gan cao nên ăn gì, kiêng gì và các lưu ý quan trọng để bạn áp dụng hiệu quả, tham khảo ngay nhé!
Chế độ ăn uống cho người men gan cao cần tập trung vào các thực phẩm hỗ trợ chức năng gan, giảm viêm và tăng cường khả năng thải độc của cơ thể. Dưới đây là những nhóm thực phẩm được khuyến nghị như:
Vitamin B9 đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành và tái tạo tế bào gan, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn. Cơ thể khi bị thiếu hụt vitamin B9 sẽ làm mức ALT (alanine transaminase) tăng cao hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin B9 mà bạn có thể tham khảo như rau bina, cải bó xôi, măng tây, bơ, đậu lăng, đậu phộng, các loại ngũ cốc,...
Omega-3 là loại axit béo có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, đặc biệt hữu ích trong việc làm dịu các phản ứng viêm ở gan và kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, một trong những nguyên nhân dẫn đến men gan tăng cao. Các loại thực phẩm tiêu biểu có thể kể đến như cá hồi, cá mòi, cá thu, hạt lanh, hạt chia,...
Chất xơ hòa tan không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp giảm hấp thu cholesterol xấu. Từ đó góp phần giúp giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, cải thiện chức năng gan và tăng hiệu quả đào thải độc tố. Một số nguồn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch nguyên hạt, táo, cà rốt, khoai lang, đậu đen,...
Nguồn đạm ít béo nhưng giàu dưỡng chất có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào gan mà không gây áp lực lên gan hay hệ tiêu hóa. Một số thực phẩm giàu đạm nên dùng như ức gà, cá trắng, trứng luộc, đậu hũ,...
Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do gốc tự do, một yếu tố phổ biến gây viêm gan và khiến men gan tăng cao. Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như việt quất, dâu tây, trà xanh, nghệ, bông cải xanh,... có thể giúp hỗ trợ làm dịu các phản ứng viêm và ngăn ngừa tổn thương tiến triển.
Các loại thực phẩm lên men như sữa chua không đường, kefir, kim chi, dưa cải muối,... có thể giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy gan hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình thải độc.
Dưới đây là danh sách 15 loại thực phẩm không chỉ dễ tìm trong đời sống hằng ngày mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người đang gặp vấn đề về men gan:
Là nguồn giàu omega-3, giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Chứa nhiều chất xơ hòa tan, hỗ trợ giảm cholesterol và hạn chế tích tụ mỡ trong gan.
Cung cấp lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin, giúp bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương.
Có hàm lượng chất béo không bão hòa cao, giúp làm dịu phản ứng viêm ở gan.
Nhiều folate (vitamin B9) và chất chống oxy hóa, tốt cho quá trình tái tạo tế bào gan.
Chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan có khả năng hỗ trợ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Cung cấp omega-3 dồi dào, góp phần hỗ trợ duy trì chức năng gan khỏe mạnh.
Hoạt chất trong các loại gia vị có tác dụng hỗ trợ chống viêm và bảo vệ gan khỏi các tổn thương.
Giàu chất chống oxy hóa như catechin, giúp giảm thiểu tổn thương tế bào gan.
Dồi dào chất xơ, có lợi cho hệ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho gan.
Cung cấp axit folic và chất chống oxy hóa giúp gan tăng cường khả năng thải độc.
Giúp bổ sung lợi khuẩn, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn.
Chứa anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống lại stress oxy hóa ở gan.
Là nguồn protein dễ tiêu và không gây áp lực lên chức năng gan.
Chứa nhiều chất xơ hòa tan (alginate) hỗ trợ giảm hấp thu cholesterol và mỡ thừa, hỗ trợ cân bằng lipid máu.
Ngoài việc nắm được men gan cao nên ăn gì, người bị men gan cao cũng cần chú ý tránh xa hoặc hạn chế các loại thực phẩm sau để giảm gánh nặng cho gan:
Là tác nhân chính gây tổn thương gan, làm tăng men gan và có thể dẫn đến viêm gan hoặc xơ gan.
Như gà rán, khoai tây chiên, thức ăn chiên ngập dầu thường chứa chất béo bão hòa, dễ gây tích mỡ trong gan.
Bao gồm bánh kẹo, nước ngọt có gas,... có thể gây tích tụ mỡ trong gan, làm trầm trọng thêm tình trạng gan nhiễm mỡ và tăng men gan.
Các loại thịt bò, thịt lợn mỡ, gan động vật,... thường chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, gây khó tiêu và khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
Bao gồm xúc xích, thịt nguội, mì ăn liền,... dễ gây giữ nước và tích độc tố, khiến gan bị quá tải.
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người men gan cao cần chú ý một số vấn đề sau:
Người men gan cao nên hạn chế ăn thịt bò, đặc biệt là thịt bò tái hoặc chế biến với nhiều dầu mỡ. Nếu muốn sử dụng, hãy chọn phần thịt bò nạc, chế biến đơn giản như luộc, hấp và chỉ ăn với lượng vừa phải (khoảng 100 - 150g mỗi lần với 1 - 2 lần/tuần). Ưu tiên các nguồn protein dễ tiêu hóa hơn như cá, ức gà hoặc đậu hũ.
Người men gan cao vẫn có thể bổ sung tôm vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhưng cần lưu ý một số điểm sau:
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện tình trạng men gan cao. Việc hiểu rõ men gan cao nên ăn gì, kiêng gì kết hợp với lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn sẽ sớm cải thiện chỉ số men gan và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.