Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Men răng là lớp phủ bên ngoài răng, đây được xem là lớp bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại. Nếu men răng yếu chính là điều kiện để các yếu tố bên ngoài xâm nhập và gây hại cho răng. Do đó, việc tìm hiểu men răng là gì không chỉ giúp bạn hiểu hơn về kiến thức nha khoa mà còn giúp bạn có cách chăm sóc và bảo vệ răng toàn diện.
Men răng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định răng chắc khỏe. Dù chỉ là lớp phủ bên ngoài răng, nhưng nếu men răng yếu sẽ dẫn đến rất nhiều bất lợi cho răng, không chỉ tạo điều kiện cho các yếu tố gây hại tác động mà khiến răng trở nên nhạy cảm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa biết đến men răng là gì và không biết cách khắc phục cũng như bảo vệ khi men răng yếu. Để tìm hiểu rõ hơn, cùng theo dõi bài viết này nhé.
Men răng là lớp ngoài cùng và bao phủ toàn bộ răng. Đây cũng là thành phần cứng nhất trong cơ thể con người. Nhiệm vụ của men răng là tạo màu cho răng, giúp răng trở nên chắc khỏe hơn. Không chỉ vậy, men răng còn là nhiệm vụ bảo vệ ngà và tủy răng. Men răng có màu vàng nhạt, trắng xám, đôi khi có màu hơi xanh ở viền răng.
Men răng chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người. Có đến 96% muối khoáng chứa trong lớp men răng này. Phần còn lại của men răng chỉ chứa một ít chất hữu cơ và nước. Men răng là sự sắp xếp của các tinh thể canxi photphat mỏng dài. Lớp men này cứng nên rất vỡ hay bị cọ xát. Tuy nhiên, lớp men này sẽ bị bào mòn dần theo thời gian trong môi trường acid. Nếu như để men răng bị mài mòn, suy yếu đi thì không có cách nào có thể tái tạo lại được.
Độ dày của men răng tại các vị trí của răng không đều nhau. Vị trí dày nhất ở đầu răng với 2,5mm, còn vị trí có lớp men răng mỏng nhất là ở vùng cổ răng. Độ mỏng dày của lớp men răng này ít nhiều có sự ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Do đó, nếu cha mẹ có men răng không khỏe mạnh cũng sẽ di truyền cho con tính chất men răng tương tự như vậy. Điều này khiến cho các trẻ có men răng yếu, mỏng hơn so với các trẻ khác.
Chúng ta có thể ăn nhai thoải mái với những thức ăn cứng, dai, hay thực phẩm nóng lạnh là nhờ có lớp men răng này. Ngoài ra, men răng cũng bảo vệ răng toàn diện, bảo vệ ngà răng và tủy răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, nhiệt độ và ngoại lực.
Men răng yếu do nhiều nguyên nhân tác động, kể cả nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong:
Do yếu tố bên ngoài
Do yếu tố bên trong
Để nhận biết men răng yếu mà có cách khắc phục, có thể quan sát một số dấu hiệu sau:
Mảng bám tích tụ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chuyển hóa thành acid. Từ đó, chất trong men bị đảo ngược gây ra các đốm trắng trên bề mặt răng. Nếu quan sát thấy các đốm trắng đục này nên đến nha khoa điều trị vì nếu không được điều trị, vi khuẩn sẽ tạo ra những đốm trắng ngày càng nghiêm trọng hơn. Về lâu dài gây ra các bệnh lý như sâu răng, ảnh hưởng đến nướu hoặc viêm mô.
Men răng yếu làm răng trở nên rất nhạy cảm khiến răng xuất hiện các cơn ê buốt, đau nhức tùy mức độ. Tình trạng này có thể các bệnh lý về răng miệng tác động đến men răng hay do chế độ vệ sinh chăm sóc răng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Có những trường hợp men răng bị hư hỏng do va đập hay tai nạn gây ra. Lúc này, ngà răng lộ ra ngoài, gây nên kích ứng khi ăn uống do đó dẫn đến đau nhức, ê buốt khó chịu.
Khi ăn nhai những thực phẩm cứng dễ làm mòn và mỏng men răng. Lúc này, lớp bao phủ răng bên ngoài sẽ bị bong ra là dấu hiệu cho thấy men răng đang bị tổn thương và suy yếu. Nếu như gặp phải tác động nhẹ cũng khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng.
Để tránh làm men răng yếu, bảo vệ răng luôn chắc khỏe, áp dụng một số cách khắc phục men răng yếu dưới đây nhé:
Carbohydrate lên men có trong hầu hết các loại kẹo, bánh quy, nước ngọt, bánh mì, bánh quy giòn, chuối và nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có đường khi tiếp xúc với vi khuẩn trong miệng sẽ tạo thành acid có hại. Những acid này làm cho cấu trúc men của răng bị phá vỡ. Đây được gọi là quá trình khử khoáng vì những acid sẽ làm cho khoáng chất tự nhiên bên trong men bị ăn mòn.
Nếu thường xuyên bổ sung những thực phẩm có đường, bánh kẹo, nước ngọt theo thời gian có thể khử khoáng men răng của bạn và càng nghiêm trọng hơn nếu như không đánh răng đúng cách. Vì đường và acid do những thực phẩm này tạo ra sẽ bám vào răng sau khi ăn nếu không được làm sạch.
Đây là cách đơn giản nhất vừa giúp khắc phục, vừa phòng ngừa men răng yếu vừa giúp răng chắc khỏe, được bảo vệ toàn diện. Do đó, nên kết hợp sử dụng các sản phẩm có chứa flour, nếu không biết có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các sản phẩm có chứa flour: Kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống hoặc áp dụng một số phương pháp điều trị bổ sung flour, hay tái khoáng răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp giúp làm sạch răng miệng, loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao sức khỏe răng miệng. Để ngăn ngừa men răng yếu và mòn, cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật hợp lý.
Một số thực phẩm giúp tái tạo khoáng chất cho răng như rau xanh, hoa quả tươi, các loại hạt, thực phẩm chứa nhiều protein, sản phẩm từ sữa ít béo. Đặc biệt, phô mai và cần tây là 2 thực phẩm sẽ khiến quá trình khử khoáng trên răng bị ức chế, tăng tiết nước bọt, duy trì pH phù hợp cho khoang miệng.
Nên khám răng miệng định kỳ tại nha khoa 3-6 tháng/ lần để khắc phục một số tình trạng, bệnh lý về răng, men răng. Nếu những trường hợp men răng bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể khắc phục thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị và cải thiện thẩm mỹ phục hình răng bằng cách trám răng hay bọc sứ.
Với những thông tin trong bài viết, giúp mọi người hiểu được men răng là gì, nguyên nhân men răng yếu cũng như cách khắc phục men răng yếu. Nếu đang gặp phải vấn đề về răng miệng, nhanh chóng đến nha khoa để thăm khám và điều trị nhé.
Thy Võ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.