Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Mẹo chữa ho gà tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản

Ngày 12/05/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đông y cho rằng ho gà là ho do ngoại cảm gây ra. Diễn biến bệnh kéo dài từ 4 - 8 tuần. Do đó, bên cạnh dùng thuốc đặc trị, bạn có thể áp dụng mẹo chữa ho gà tại nhà để làm giảm các triệu chứng bệnh hoặc tránh tác dụng phụ do dùng nhiều thuốc kháng sinh. Dưới đây là những bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân.

Ở giai đoạn đầu, bệnh ho gà có các triệu chứng rất giống với cảm lạnh, đó là lý do tại sao nhiều người chủ quan không điều trị. Bệnh nặng gây ho dữ dội, khó thở, đau họng, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh khi gặp những dấu hiệu nghi ngờ cần đi khám và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Đặc điểm của bệnh ho gà

Ho gà có dấu hiệu bởi tiếng ho liên tục khiến cơ thể mệt mỏi. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn. 

  • Giai đoạn đầu: Khoảng 1 tuần, các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi sốt, ho đờm loãng hoặc dính, ăn uống kém. 
  • Ho co giật: Khoảng 3 - 6 tuần sau, bệnh ho gà bùng phát. Khi ho thì mặt đỏ, mắt đỏ, mạch ở cổ to lên, nước mũi và nước mắt chảy ra, cơn ho liên tục. Khi hít thở sâu tạo ra tiếng rít trong cổ họng giống tiếng gà gáy, lặp lại 2 - 3 lần để khạc đờm. Cơn ho tái phát hơn 10 lần/ngày, ho nhiều về đêm.
  • Thời kỳ hồi phục: Khoảng 2 - 3 tuần, lúc này số lần ho giảm dần, thời gian ho ngắn lại, tiếng gà gáy cũng biến mất, tiếng khàn, cơ thể mệt mỏi.
Mẹo chữa ho gà tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản 1
Ho gà đặc trưng bởi cơn ho liên tục, có tiếng rít như gà gáy khiến cơ thể mệt mỏi

Nguyên tắc ăn uống khi bị ho gà

Người bệnh ho gà do sốt, ho nhiều nên cơ thể kiệt sức, tiêu hóa kém do đó nên ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, trứng luộc, thịt nạc băm, rau rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất, tăng đào thải các chất cặn bã trong cơ thể.

Khi mới bị bệnh nên uống nhiều nước như nước củ dền, nước củ sen, nước lê, mật ong,... Tránh thức ăn cay, tôm, cá nước mặn và cua,...

Mẹo chữa ho gà

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều công thức chữa ho gà. Các bài thuốc sau được áp dụng phổ biến.

Cách chữa bệnh ho gà bằng tỏi

Tỏi được đánh giá cao bởi giá trị chữa bệnh và được coi là một trong những vị thuốc tự nhiên tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại gia vị này chứa một nguồn allicin dồi dào, có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh và giảm viêm nhiễm ở đường hô hấp, tương tự như nhiều loại kháng sinh. 

Ngoài ra, sử dụng tỏi đúng cách còn giúp nâng cao sức đề kháng. Cách chữa ho gà bằng tỏi tại nhà như sau: 

  • Cách 1: Nhai và nuốt trực tiếp vài tép tỏi sống hàng ngày. Nếu khó ăn thì ăn kèm với thịt, cá. 
  • Cách 2: Ép tỏi lấy nước uống, khoảng 5 giọt/3 lần/ngày. 

Lưu ý: 

  • Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng 4 - 5 tép tỏi. Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể gây táo bón, đau dạ dày, tổn thương thận.
  • Không ăn tỏi khi đói bụng.
  • Người thể trạng yếu, đau mắt, gan tả lỵ không nên dùng tỏi để trị ho gà. 
  • Tránh ăn tỏi với trứng, thịt gà, cá trắm vì có thể gây ngộ độc.
Mẹo chữa ho gà tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản 2
Mẹo chữa ho gà bằng tỏi được đánh giá cao về hiệu quả

Cách trị ho gà bằng gừng

Gừng được biết đến là nguyên liệu giải cảm, giữ ấm cơ thể, làm dịu cổ họng hiệu quả nên gừng cũng có thể điều trị bệnh ho gà. Nguyên liệu này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm, giảm đau họng, hạ sốt và chống co thắt cơ trơn đường thở. Các hoạt chất tốt tập trung chủ yếu ở vỏ gừng nên người bệnh không nên gọt bỏ vỏ khi điều trị ho gà vì sẽ làm giảm tác dụng của gừng.

  • Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch để nguyên vỏ giã nhuyễn lấy nước cốt. Sau đó, trộn nước gừng với một ít nước cỏ cà ri và 1 muỗng mật ong. Sử dụng thường xuyên 2 - 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Trộn gừng tươi băm nhỏ với lá me, nước cốt chanh và đường phèn, thêm một ít nước và đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Khi dùng, lấy 2 - 3 muỗng pha với nước ấm và uống từ từ. Trẻ em cũng có thể dùng 1 - 2 muỗng/ngày.

Cách chữa ho gà tại nhà bằng lá hẹ

Lá hẹ được biết đến với tác dụng giảm ho, long đờm, diệt khuẩn nên được dùng làm thuốc chữa ho gà, viêm họng, hen phế quản,… Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy lá hẹ chứa một lượng lớn các thành phần có tác dụng kháng sinh mạnh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Bordetella pertussis gây bệnh ho gà. 

  • Cách 1: Dùng 12 - 25g lá hẹ tươi rửa sạch với nước muối. Xay nhuyễn và lọc lấy nước uống. 
  • Cách 2: Chuẩn bị 8g lá hẹ, 12g lá tía tô, 6g trần bì, 8g lá hoạt lộc thảo 10g cam thảo dây, 3g sinh khương. Sắc uống đều đặn mỗi ngày một thang. 

Mẹo chữa ho gà bằng lá tía tô

Lá tía tô với đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, có thể giúp tiêu diệt mầm bệnh và giảm tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp. Ngoài ra, tinh dầu lá tía tô còn có khả năng ức chế co thắt cơ trơn, chống dị ứng nên giảm ho và giảm ngứa rát cổ họng. 

  • Cách 1: Lấy 5 - 12g lá tía tô, nấu nước uống 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Dùng 12g lá tía tô, 10g tương tư tử, 6g trần bì, 3g gừng tươi, 8g hoạt lộc thảo. Nấu với 500ml nước, chia uống 3 lần/ngày. 

Mẹo chữa ho gà bằng râu bắp (ngô)

Với đặc tính thanh nhiệt và loại bỏ độc tố, râu bắp (ngô) giúp loại bỏ độc tố khỏi gan, làm thông đường thở.

  • Chuẩn bị: 10g râu ngô, 50g bí đao, 10 hạt dẻ và một ít đường phèn. 
  • Cách dùng: Bí đao gọt vỏ, cắt miếng. Rau bắp rửa sạch. Hạt dẻ lấy nhân. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập mặt và nấu khoảng 30 phút. Vớt bỏ bã và thêm đường phèn, để nguội và uống 1 lần/ngày.
Mẹo chữa ho gà tại nhà bằng phương pháp dân gian đơn giản 3
 Râu bắp (ngô) có tác dụng thanh nhiệt và loại bỏ độc tố, làm thông đường thở

Mẹo chữa ho gà tại nhà có hiệu quả không?

Các mẹo chữa ho gà trên đã được áp dụng từ lâu. Hầu hết sử dụng các loại thảo dược tự nhiên nên an toàn với sức khỏe và không gây tác dụng phụ như tân dược. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Nhìn chung, cách chữa ho gà tại nhà sẽ cho hiệu quả tốt hơn khi dùng ở giai đoạn đầu của bệnh, khi các triệu chứng không quá nặng. 

Trong trường hợp ho gà nặng, các phương pháp trên chỉ hỗ trợ điều trị để làm giảm triệu chứng và không thể thay thế hoàn toàn thuốc kháng sinh. Ngoài ra, khi sử dụng các mẹo chữa ho gà tại nhà, bạn lần lưu ý những điều sau:

  • Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm. 
  • Không dùng quá liều lượng cho phép vì có thể gây tác dụng phụ.
  • Tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ khi dùng với thuốc tây để tránh những tương tác không mong muốn. 
  • Uống nhiều nước để làm dịu đau rát họng do ho gà.
  • Ưu tiên thực phẩm và rau quả giàu vitamin C. Hạn chế các thức ăn gây kích ứng đường thở đồ chiên rán, cay nóng, rượu bia, nước ngọt,...
  • Không hút thuốc.
  • Tập thể dục, nghỉ ngơi đầy đủ để nâng cao sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
  • Cách ly với người thân trong gia đình, tránh dùng chung bát đĩa và đồ dùng các nhân, vì vi khuẩn gây bệnh ho gà có thể lây truyền qua nước bọt và dịch tiết từ miệng bệnh nhân. 
  • Đến bệnh viện ngay nếu đã áp dụng mẹo chữa ho gà tại nhà không hiệu quả hoặc có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều, nôn ói, mất ngủ trên 2 ngày.

Trên đây là một số mẹo chữa ho gà tại nhà mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Tuy nhiên luôn nhớ rằng các phương pháp này chỉ hiệu quả khi bệnh mới bắt đầu. Còn những trường hợp bệnh nặng nên đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Cao Hiếu 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm