Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Màu sắc của móng tay, móng chân thường thể hiện tình trạng sức khỏe cũng như cảnh báo một số bệnh lý. Vậy móng chân bị đen là dấu hiệu bị bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bình thường, móng chân của chúng ta thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, móng có độ bóng nhẹ thể hiện sức khỏe bình thường. Vậy móng chân bị đen có sao không?
Theo các bác sĩ cho biết, việc móng chân bị đen có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm móng chân bị đen là do chấn thương trực tiếp lên ngón chân, móng chân. Vậy móng chân bị đen dấu hiệu bệnh gì?
Với trường hợp móng chân bị đen do chấn thương, đây là hiện tượng bầm tím trên da, trầy xước thông thường khi cơ thể bị chấn thương mô mềm. Ngoài ra, chảy máu dưới móng chân cũng có thể là nguyên nhân khiến máu bầm tích tụ làm móng chân có màu đen bất thường.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng móng chân bị đen không phải do chấn thương mà do những bệnh lý tiềm ẩn, mà móng chân chuyển đen là một dấu hiệu cảnh báo. Nếu bạn nhận thấy tình trạng móng chân tối màu nhiều ngày không biến mất, hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý gây nên hiện tượng này.
Một số bệnh lý có thể làm móng chân bị đen theo các chuyên gia y tế là thiếu máu, tiểu đường, bệnh lý về tim mạch hoặc bệnh liên quan đến thận. Móng chân bị đen dấu hiệu bệnh gì?
Như đã nói ở trên, tình trạng móng chân bị đen có thể do nhiều nguyên nhân nên khi nhận thấy lâu ngày mà móng chân không có chuyển biến tốt, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để biết rõ nguyên nhân, có phương án điều trị xử, lý kịp thời.
Nếu móng chân bị đen do ung thư sắc tố da, bạn sẽ cần điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Móng chân đen có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào thực tế tình trạng bệnh. Do đó, thăm khám là điều không thể thiếu.
Ngoài ra, nếu móng chân bị đen do nấm móng chân, bạn cũng cần điều trị sớm vì nếu để lâu, nấm có thể lan rộng ra toàn bàn chân và để lại nhiều biến chứng lên móng chân, ngón chân, thậm chí là những tổn thương vĩnh viễn.
Trường hợp chấn thương gây móng chân màu đen, bạn cần thường xuyên massage, xoa bóp bàn chân, ngón chân để làm tan máu bầm. Thông thường, phần móng chân một khi bị đen thì khó về lại màu sắc ban đầu, bạn chỉ có thể chờ móng chân dài ra và cắt đi phần bị đen là được.
Móng chân bị đen có trị được không? Cách trị móng chân bị đen như thế nào? Do tình trạng này có thể liên quan đến bệnh lý và sức khỏe nên việc điều trị móng chân đen cũng còn tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân cụ thể.
Khi nhiễm nấm ở móng chân mức độ nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi tại nhà để diệt nấm, kích thích móng chân mau dài, ngăn không cho nấm lây lan rộng hơn, làm ảnh hưởng đến cả bàn chân. Trường hợp nấm móng chân nặng, bạn sẽ cần uống thuốc kê đơn kèm theo sử dụng thuốc bôi để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chấn thương làm móng chân bị đen trị thế nào? Với trường hợp này, màu đen trên móng chân có thể sẽ biến mất khi chấn thương phục hồi hoàn toàn. Thông thường, móng chân bị đen do chấn thương không cần đến sự điều trị y tế nhưng nếu đi kèm triệu chứng đau nhức lâu không khỏi, chảy máu, chân mưng mủ,... bạn vẫn cần đi kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trường hợp móng chân bị đen do chấn thương, bạn không nên bỏ qua những lưu ý sau để móng chân mau lành và trở lại màu sắc tươi sáng như bình thường.
Móng chân bị thâm đen do nguyên nhân tụ máu thường vì giảm tiểu cầu. Khi lượng tiểu cầu bị sụt giảm, cơ thể dễ tụ máu và bầm tím hơn. Do vậy, bổ sung thức ăn làm tăng lượng tiểu cầu, giàu sắt và vitamin K như ngũ cốc, cá tươi, trái cây, rau lá xanh đậm,...
Nếu móng chân bị đen do chấn thương thường sẽ kèm theo cảm giác đau nhức hoặc sưng tấy ở ngón chân. Khi này, việc lựa chọn một đôi giày, dép rộng rãi, thoải mái là điều cần thiết, hạn chế móng chân bị cọ xát mạnh khiến móng tổn thương nhiều hơn.
Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh hoặc chườm nóng để làm tan máu bầm đen phía dưới móng chân. Hướng dẫn cụ thể như sau:
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về móng chân bầm tím, móng chân bị đen. Móng chân bị đen có thể chỉ là chấn thương thông thường hoặc cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy móng chân có tình trạng bầm tím, xuất hiện màu đen, bạn nên đi thăm khám sức khỏe, thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cụ thể cũng như phương hướng điều trị hiệu quả.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.