Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Móng quặp là tình trạng móng biến dạng thường xảy ra ở ngón chân cái. Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở móng và chủ yếu ở ngón cái. Vậy móng quặp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết này nhé!
Móng quặp là hiện tượng móng mọc ngược vào chân do nhiều nguyên nhân gây ra và gây khó chịu, đau đớn cho người mắc phải. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách xử lý hiệu quả khi mắc phải tình trạng móng quặp, mời bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin thông qua bài viết bên dưới đây.
Móng quặp hay còn được gọi là móng mọc ngược, móng chọc thịt. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng móng phát triển bất thường, móng chân không mọc thẳng mà quặp cong lại giống như móng vuốt và cắm sâu và trong thịt ở cạnh khóe ngón chân cái. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các cơn đau khó chịu và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu nguy hiểm cho người mắc phải.
Đây là một bệnh lý khá phổ biến (tỷ lệ mắc bệnh lên đến 20%), thường xảy ra ở ngón chân cái và hiếm khi xuất hiện tình trạng này ở ngón tay. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không sớm chữa khỏi thì sẽ gây khó khăn khi di chuyển, đặc biệt là người thường xuyên mang giày thể thao hay hoạt động thể thao liên quan nhiều đến chân.
Bệnh móng quặp hay móng mọc ngược này được hình thành từ các nguyên nhân sau:
Bệnh móng quặp tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Tình trạng móng mọc ngược thường được chia thành 3 giai đoạn phát triển:
Giai đoạn 1: Người bị chỉ cảm thấy đau nhói nhẹ ở khóe ngón chân cái, đặc biệt là lúc chạy hoặc nhón mũi chân. Quan sát kỹ bạn sẽ thấy khóe móng chân cái bị viêm sưng đỏ nhẹ. Lớp móng mọc dài ra và bị quặp lại ở mép. Nếu để lâu ngày không trị sẽ khiến phần thịt ở khóe móng bị viêm nặng và phù nề, mưng mủ.
Giai đoạn 2: Lúc này chân người bệnh sẽ dễ bị đổ mồ hôi và mùi sẽ nồng và khó chịu hơn. Phần thịt móng bị viêm và sưng to bất thường. Dưới phần to bất thường này là phần móng dài ra nhưng bị quặp ngược vào trong. Giai đoạn ngày người mắc bệnh sẽ đi đứng khó khăn và phần viêm có thể tiết dịch vàng hoặc chảy máu.
Giai đoạn 3: Nếu để lâu và không điều trị dứt điểm sẽ khiến phần móng mọc ngược này phát triển và chọc sâu hơn vào phần thịt ngón chân, gây viêm tấy nghiêm trọng, vết thương bị loét, mưng mủ nặng nề hơn. Để càng lâu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương và quá trình điều trị mất nhiều thời gian và tốn kém hơn.
Một số trường hợp tự điều trị tại nhà như dùng dung dịch sát khuẩn nồng độ cao, tự ý nặn mủ và quá trình vệ sinh không kỹ khiến tình trạng trở nặng thì mới tìm đến bác sĩ. Lúc này bệnh đã phát triển đến giai đoạn nhiễm trùng sâu và trong xương nên rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Vì vậy, một số trường hợp nặng đã phải tiến hành cắt bỏ bộ phận viêm nhiễm để tránh lây lan đến các vùng khác.
Tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển bệnh lý mà sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Người bị móng quặp chỉ bị viêm và đau nhẹ. Vì vậy, người bệnh chỉ cần duy trì ngâm chân với nước ấm (từ 15 – 20 phút) kèm thêm một số dung dịch y tế như cồn iod, giấm táo pha loãng để khử khuẩn và giảm tình trạng viêm đau hiệu quả.
Có thể dùng thêm các loại gel, kem bôi và sử dụng thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi giày dép phù hợp với kích thước bàn chân, hạn chế đi giày cao gót, giày bít mũi khiến tình trạng nặng thêm.
Lúc này, phần móng mọc ngược đã chọc sâu và phần thịt, móng chân đã bị sưng to và tình trạng viêm tấy, tiết dịch hoặc mủ đã nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng nóng sốt thường xuất hiện và kéo dài. Đây có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng toàn thân. Vì vậy người bệnh cần được thăm khám và làm các xét nghiệm theo yêu cầu để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng tổn thương và sử dụng các loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật để tháo rách ổ mủ và cắt bỏ phần móng mọc ngược để điều trị dứt điểm và tránh tái phát. Quá trình tiểu phẫu được gây tê nên không gây đau đớn cho bệnh nhân và chỉ mất từ 6 - 10 phút. Vì vậy, đây được xem là phương pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm bệnh móng mọc ngược này.
Trên đây là toàn bộ bài viết “Móng quặp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tình trạng móng quặp” mà bạn đọc có thể tham khảo để có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh móng quặp cũng như biết được nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả khi gặp phải vấn đề này.
Nếu gặp phải tình trạng này bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị, tránh tự ý chữa trị tại nhà khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.