Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Móng tay có sọc trắng dọc là do đâu?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ

Móng tay có sọc trắng dọc là một tình trạng mà nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây đau nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Nếu bạn đã từng gặp phải vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Mọi người thường ít để ý đến những dấu hiệu bất thường trên móng vì nó không gây đau đớn hay bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, tình trạng móng tay có sọc trắng dọc có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, bạn không nên chủ quan.

Tại sao móng tay có sọc trắng dọc?

Móng tay có sọc là một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất trên đôi tay vì bình thường móng tay sẽ mịn và có màu hồng nhạt. Những dấu hiệu này tuy nhỏ nhưng có thể là cảnh báo của các vấn đề về sức khỏe. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến móng tay bị sọc có thể kể đến như:

Móng tay có sọc trắng dọc tuy không gây đau nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng Móng tay có sọc trắng dọc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý

Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Thông thường ở những người gặp tình trạng móng tay có sọc, cơ thể có khả năng bị thiếu những chất sau:

Protein và kẽm

Khi thấy móng tay xuất hiện nhiều vệt sọc, rất có thể có thể bạn đang thiếu protein hoặc kẽm. Việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và máu cho móng có thể làm gián đoạn quá trình phát triển của móng.

Vitamin A

Ăn ít rau xanh, hoa quả dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin A. Khi cơ thể không đủ vitamin A sẽ xuất hiện những thay đổi bất thường như móng tay có sọc, sẫm màu, móng chân bị lõm...

Sắt

Một số người bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ có các đường sọc trên móng tay và họ cũng dễ bị chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và các triệu chứng khác.

Biểu hiện của bệnh lý

Ngoài việc thiếu chất, móng tay có sọc còn có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến thận, gan. Nếu tình trạng móng tay thành đường dọc trong thời gian dài và không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên cảnh giác với các vấn đề về chức năng gan, thận.

Có thể bạn không biết rằng gan chịu trách nhiệm về gân cốt và móng tay cũng được tính là một loại gân. Nếu gan hoạt động không tốt sẽ dễ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu, có thể dẫn đến những thay đổi khác lạ trên móng tay.

Gan hoạt động không tốt có thể dẫn đến những thay đổi khác lạ trên móng tay Gan hoạt động không tốt có thể dẫn đến những thay đổi móng tay

Móng tay có sọc trắng dọc là do đâu?

Nhiều người muốn biết móng tay có sọc trắng dọc là bệnh gì? Trên thực tế, móng tay có những vệt trắng có thể chỉ là dấu hiệu của tuổi tác hoặc cũng có thể là kết quả của việc thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa. Nếu bạn thấy ngày càng có nhiều vệt trắng dọc trên móng tay thì đó chỉ là dấu hiệu của sự lão hóa sớm và không có gì đáng lo ngại.

Các vệt sọc trên móng tay giống như các nếp nhăn hình thành trên da. Nó xảy ra nhiều hơn ở những người lớn tuổi, đặc biệt là sau 50 tuổi. Điều này có thể được cải thiện bằng cách xây dựng cơ thể của bạn thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Tuy nhiên, đừng chủ quan, vì móng tay có sọc trắng dọc cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như thiếu máu, suy gan, suy tim sung huyết hoặc có thể là suy dinh dưỡng.

Các tình trạng móng khác thường gặp

Móng tay vàng

Một sự thay đổi được coi là dấu hiệu cảnh báo bất thường của sức khỏe là móng tay bị ố vàng. Móng tay vàng là một triệu chứng thường gặp ở những người bị nấm móng tay. Khi bị nấm móng, bên cạnh việc ố vàng, móng tay của bạn cũng sẽ ngày càng dày hơn. Ngoài ra, móng tay màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến. Trong một số trường hợp đặc biệt, móng tay màu vàng cũng là một dấu hiệu của bệnh ung thư da.

Móng tay nham nhở

Đầu móng tay bị lởm chởm, nham nhở thường gặp ở những người có thói quen cắn móng tay thường xuyên. Do thói quen xấu này mà móng tay bị hư hại, dẫn đến tình trạng móng tay nham nhở. Ngoài ra, móng tay nham nhở còn gặp trong một số bệnh về móng như bệnh nấm móng.

Móng tay dễ gãy

Móng tay khỏe mạnh sẽ có độ cứng nhất và không dễ gãy nếu không sử dụng các dụng cụ cắt tỉa. Khi móng tay của bạn trở nên dễ gãy khi bị va chạm nhẹ, đó là dấu hiệu cho thấy móng tay của bạn đang yếu đi. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do móng tay bị hư hại do hóa chất và các chất tẩy rửa thường xuyên. Ngoài ra, một số bệnh khác có thể khiến móng tay dễ gãy, chẳng hạn như bệnh nấm móng tay hoặc bệnh tuyến giáp. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, dẫn đến cơ thể mệt mỏi, sụt cân và gây ra nhiều bất thường ở các cơ quan khác.

Móng tay trở nên dễ gãy khi bị va chạm nhẹ là dấu hiệu cho thấy móng tay của bạn đang yếu đi Móng tay trở nên dễ gãy khi bị va chạm nhẹ là dấu hiệu cho thấy móng tay của bạn đang yếu đi

Mẹo chăm sóc móng bị hư hại

Để có bộ móng tay khỏe mạnh và nhanh hồi phục sau tổn thương, bạn cần lưu ý những mẹo chăm sóc như:

  • Mát xa móng tay hàng ngày với một lượng nhỏ gel và dụng cụ chuyên đánh bóng móng tay. Điều này sẽ giúp kích thích lưu lượng máu đến móng, giúp móng chắc khỏe hơn mà không bị bong tróc hay nứt nẻ.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tẩy tế bào chết và nuôi dưỡng lớp biểu bì xung quanh móng tay của bạn.
  • Trước khi sơn móng, hãy thoa một ít kem dưỡng ẩm lên móng và để khô trước khi sơn. Loại kem này sẽ giúp bảo vệ các sợi keratin tạo nên móng tay của bạn.
  • Nếu móng tay của bạn giòn và dễ gãy, hãy tránh xa các dụng cụ cắt tỉa móng bằng kim loại. Thay vào đó, hãy dùng dũa móng tay và dũa theo một hướng nhất định.
  • Hãy đeo găng tay để bảo vệ bộ móng khi làm việc nhà hoặc phải tiếp xúc với chất tẩy rửa.

Hầu hết mọi người không quá chú ý đến móng tay vì họ không nghĩ rằng nó quan trọng. Khi móng tay có sọc trắng dọc có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể chúng ta có điều gì đó không ổn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn phát hiện ra những thay đổi trên móng tay một cách nhanh chóng và có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng trên xảy ta. Tham khảo thêm các bài viết khác trên nhà thuốc Long Châu để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhé!

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.