Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp chúng ta giảm cân duy trì vóc dáng mà còn giúp ta có một sức khỏe tốt và phòng ngừa bệnh tật. Đặc biệt với bệnh thận, việc điều trị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa dùng thuốc, chế độ ăn và chế độ luyện tập. Tuy nhiên, chúng ta lại thường hay gặp khó khăn khi không biết lựa chọn bài tập tốt cho thận. Sau đây là một số bài tập bạn có thể tham khảo.
Bệnh thận mạn là bệnh có tính chất toàn cầu do chi phí cũng như số người mắc bệnh có xu hướng ngày càng tăng cao. Tại Việt Nam, chưa có thống kê cụ thể nào trên quy mô toàn quốc nhưng theo vùng thì tỉ lệ này cũng ở mức đáng báo động. Vì vậy, việc phòng bệnh bằng chế độ ăn uống và tập luyện các bài tập tốt cho thận là vô cùng quan trọng.
Thận là một cơ quan vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết. Chức năng nội tiết thể hiện thông qua các hormone, nó tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, điều hòa huyết áp, chuyển hóa canxi và photpho của cơ thể.
Chức năng ngoại tiết là bài tiết, bài xuất nước tiểu, loại bỏ các chất độc và cân bằng nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan của cơ thể.
Mỗi người có hai quả thận nằm ở hai bên cột sống, sau phúc mạc. Nephron là đơn vị chức năng và giải phẫu của thận. Người bình thường, mỗi thận có khoảng 1 triệu nephron. Khi thận suy, chức năng của thận suy giảm cơ thể có thể có các biểu hiện như đau mỏi hông lưng, mệt mỏi, tiểu ít, thiếu máu, tăng huyết áp...
Không thể phủ nhận vai trò của tập luyện thể dục trong việc rèn luyện sức khỏe. Tập luyện thể dục giúp khí huyết lưu thông, đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan của cơ thể.
Đối với thận, việc luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn giúp kiểm soát huyết áp và bệnh tiểu đường. Đây là hai bệnh lý nền thường hay đi kèm với bệnh thận. Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thận hoặc là biểu hiện của bệnh thận suy. Còn bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân làm tổn thương cầu thận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ta kiểm soát huyết áp tốt có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận.
Bên cạnh đó việc tập luyện khiến xương thêm chắc khỏe, phòng nguy cơ gãy xương. Bởi khi mắc các bệnh lý thận làm rối loạn quá trình chuyển hóa canxi và photpho rất dễ gây bệnh loãng xương.
Theo Đông y, gan bàn chân của chúng ta có rất nhiều huyệt. Mỗi huyệt lại có mối liên quan đến chức năng của một cơ quan nào đó. Trong đó, huyệt dũng tuyền khi bị kích thích có tác dụng giúp thận đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, xoa bóp huyệt dũng tuyền còn hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm phế quản, ho ra máu, ho kéo dài…
Vậy huyệt dũng tuyền ở đâu? Một cách giúp bạn có thể xác định huyệt này là co bàn chân cùng với các ngón chân lại. Điểm lõm xuống ở lòng bàn chân chính là huyệt này.
Sau khi xác định được huyệt, bạn tiến hành xoa bóp huyệt 2 - 3 lần/ngày, dùng ngón tay cái ấn vuông góc vào huyệt, tầm khoảng 20 - 30 phút vào bất cứ thời gian nào bạn rảnh.
Trong những năm gần đây, yoga đã trở thành bộ môn khá phổ biến và được nhiều người yêu thích bởi những tác dụng của nó. Với thận, những động tác yoga chủ yếu tác động vào vùng thắt lưng và vùng chậu. Một số động tác yoga tốt cho thận đơn giản dễ thực hiện tại nhà như:
Tư thế Salamba Bhujangasana
Tư thế này tác động chủ yếu vào vùng cột sống thắt lưng mà thận ở vị trí hông lưng cạnh cột sống. Việc thực hiện động tác này giúp giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu và kích thích hệ tiết niệu.
Cách thực hiện:
Tư thể này không thích hợp với những người bị chấn thương cổ tay, phụ nữ mang thai hay mới phẫu thuật ngực bụng.
Tư thế Ardha Matsyendrasana
Tư thế yoga này phù hợp với hầu hết đối tượng. Nó giúp kích thích gan và thận đồng thời còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cách thực hiện như sau:
Đây là một bài tập tốt cho thận khá thú vị mà ít người biết. Theo Đông y, hai tai có hình dáng giống như hai quả thận, trên đó có rất nhiều huyệt mà khi ta tác động vào đó có thể tăng cường chức năng thận, dưỡng thận khỏe.
Cách thực hiện: Xoay hai bàn tay vào nhau cho ấm lên, sau đó cầm nhẹ vào vành tai, chà xát cho đến khi hai tai nóng lên và tỏa nhiệt. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 - 3 lần, khoảng 20 phút hoặc tùy vào khả năng của bạn.
Ngoài ra vẫn còn rất nhiều bài tập tốt cho thận bạn có thể tham khảo như massage bụng dưới, ngâm chân bằng nước ấm, chạy bộ...
Mặc dù những lợi ích của những bài tập trên đến thận là rất lớn, còn với những bệnh nhân đang mắc các bệnh lý thận vẫn nên hỏi bác sĩ điều trị để được hướng dẫn lựa chọn bài tập phù hợp. Có những người bận do chọn lựa bài tập sai khiến cho chức năng thận ngày càng suy. Vì vậy, để lựa chọn được bài tập tốt cho thận, bạn cần chú ý những điểm sau:
Trên đây là một số gợi ý về bài tập tốt cho thận bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, tốt nhất trước khi lựa chọn bài tập cho mình bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo dõi website của nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều bài sức khoẻ bổ ích nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.