Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Mặc định
Lớn hơn
Tri mẫu là một loại dược liệu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền với nhiều công dụng khác nhau. Vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm phổi và kháng khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng trong các bài thuốc dân gian, bạn cần nên lưu ý một số điều.
Tri mẫu là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng nổi trội, đáng chú ý. Nhờ vào tính giải nhiệt, nhuận phế, dược liệu này đã góp phần quan trọng trong nhiều bài thuốc truyền thống. Vậy khi sử dụng loại thảo dược này, bạn cần lưu ý về điều gì?
Tri mẫu được biết đến với tên khoa học là Anemarrhena aspheloides Bunge, là một loại cây thuộc họ Hành Alliaceae. Dược liệu Tri mẫu được thu hái từ phần thân rễ của cây, sau đó được phơi khô.
Cây Tri mẫu thường mọc tự nhiên chủ yếu ở Trung Quốc và cho đến nay chưa được trồng ở nước ta. Tri mẫu là loài cây cỏ có thân rễ khá dày, dẹt và chạy ngang sống lâu năm. Rễ cây có màu đỏ hoặc vàng và một phần của thân rễ được bao bọc bởi gốc lá. Phần lá cây Tri mẫu có hình dáng dài, mộc tụ tập thành cụm dày. Bên cạnh đó, gốc cây Tri mẫu có nhiều bẹ khá to mọc cụp vào nhau. Quanh gốc cây có nhiều lá mọc quanh, độ dài lên dao động từ 20 - 30cm.
Loài cây Tri mẫu thường nở hoa vào tháng 7 và tháng 8. Hoa mọc thành cụm ở giữa và có kích thước nhỏ, màu trắng. Mỗi hoa thường nở vào buổi chiều và có hương thơm. Đặc biệt hơn, bao hoa có gam màu trắng hoặc màu tía nhạt. Đồng thời, quả Tri mẫu có hình dạng cánh trứng và màu đen. Đầu quả có hình tam giác và bên trong chứa 1 - 2 hạt.
Phần thân rễ của cây Tri mẫu được sử dụng như một dược liệu quý. Thường vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch các thân rễ này. Sau khi đào lấy, thân rễ sẽ được rửa sạch và sau đó phơi hoặc sấy khô.
Trước khi sử dụng làm thuốc, phần thân rễ cần trải qua một quá trình sơ chế. Thông thường, dược liệu này sẽ được tẩm nước muối hoặc tẩm rượu nhạt trước khi tiến hành sấy khô. Sau khi đã được sơ chế, loại dược liệu này sẽ được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao.
Theo y học hiện đại, cây Tri mẫu đã được nghiên cứu với nhiều tác dụng hữu ích như:
Theo y học cổ truyền, cây Tri mẫu có các tác dụng sau:
Liều dùng sử dụng thông thường của Tri mẫu dao động từ 4 - 10g trong ngày, bạn có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể của Tri mẫu sẽ phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh lý ở mỗi người. Vì vậy, trước khi sử dụng Tri mẫu trong điều trị, bạn cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng thích hợp.
Trong quá trình sử dụng Tri mẫu vào các bài thuốc điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về một số điều cần lưu ý khi sử dụng Tri mẫu trong các bài thuốc. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về những lợi ích mà loại thảo dược này mang lại cho sức khỏe. Đồng thời, hãy thường xuyên theo dõi website Long Châu để học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe y học nhé!
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.